https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Sinh mổ cho mẹ bầu - Những kiến thức không thể bỏ qua

Sinh mổ cho mẹ bầu - Những kiến thức không thể bỏ qua

Bên cạnh phương pháp sinh thường, nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp mổ đẻ để sinh em bé trong nhiều trường hợp khác nhau. Vậy sinh mổ là gì? Khi nào nên sinh mổ cũng như chăm sóc sức khỏe sau mổ đẻ. Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp từ những kiến thức dưới đây. Hi vọng mẹ bầu và gia đình có thời gian tìm hiểu thông tin về mổ đẻ bổ ích, có ý nghĩa cho bạn. 

1. Sinh mổ là gì? 

Sinh mổ được biết đến là một thủ thuật y khoa trong ngành phụ sản được các bác sĩ thực hiện nhằm đưa trẻ sơ sinh từ trong bụng mẹ ra ngoài. Như vậy, em bé sẽ không được các mẹ bầu sinh ra từ đường âm đạo thông thường. 

Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng đường cắt ở bụng và tử cung sau khi tiến hành gây tê để lấy em bé ra ngoài. Hiện nay, mổ đẻ đang được nhiều mẹ bầu và gia đình lựa chọn để sinh em bé.

 Lựa chọn phương pháp sinh phù hợp với từng thể trạng của mẹ và bé

Lựa chọn phương pháp sinh phù hợp với từng thể trạng của mẹ và bé

Theo ý kiến của bác sĩ, mẹ bầu chỉ nên thực hiện sinh mổ 2 lần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đối với sinh mổ lần 2, mổ lần 3 do vỡ kế hoạch, các mẹ sẽ cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng hơn trước khi tiến hành mổ đẻ. 

Đọc thêm: Mẹ bầu nên uống gì để sinh nhanh hơn và dễ hơn?

2. Có nên lựa chọn sinh mổ không?

  •  Sinh mổ có tốt không cho mẹ bầu

Các mẹ bầu và gia đình đã chọn phương pháp mổ đẻ để tránh những cơn đau đẻ hoặc cho tình huống bắt buộc. Mổ đẻ được coi là phương pháp chủ động lấy em bé ra khỏi bụng mẹ. 

Theo nhiều chuyên gia, phương pháp mổ sinh giúp hạn chế các cơn đau đẻ kéo dài đối với người mẹ. Em bé được chào đời an toàn hơn, không lo bị thương. Tuy nhiên, mổ đẻ có thể gây nên những biến chứng cho người mẹ nếu không được chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt, người mẹ sẽ bị hạn chế số lần sinh sau này do vết mổ ở lần đầu.

 Hình thức mổ đẻ mang đến lợi ích cũng như những lưu ý cho mẹ khi chọn

Hình thức mổ đẻ mang đến lợi ích cũng như những lưu ý cho mẹ khi chọn

Tuy nhiên, khi mẹ bầu gặp phải một số những trường hợp không đủ điều kiện để sinh thường sẽ được khuyên nên tiến hành mổ đẻ. Đồng thời, khi mẹ bầu chuyển dạ gặp phải những tình huống nguy hiểm cũng sẽ chuyển sang phẫu thuật mổ đẻ.

  •  Khi nào thì nên sinh mổ

Trong quá trình khám thai, các bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cho mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ để phù hợp với mẹ bầu.

Dưới đây những trường hợp mẹ nên chọn sinh mổ:

-    Khi chuyển dạ nhưng em bé không thể xuống âm đạo do cổ tử cung của mẹ không mở đủ phân.

-    Bé bị đường dây rốn chèn ép nên không thể sinh thường

-    Nhịp tim của bé quá yếu

-    Các mẹ mang thai song sinh, sinh ba hoặc nhiều hơn nên sẽ cần mổ đẻ

-    Mẹ có vấn đề về nhau thai

-    Thai nhi phát triển quá lớn khiến mẹ gặp ngay hiểm khi sinh thường

-    Khi chuyển dạ, đầu bé không hướng về tử cung nên bắt buộc phải sinh thường

-    Người mẹ bị nhiễm trùng gây suy giảm miễn dịch 

-    Mẹ bị bệnh đái tháo đường hoặc huyết áp cao, các bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền cho bé: HIV, viêm gan, truyền nhiễm vùng kín…

-    Mẹ đã từng phẫu thuật hoặc trước đó từng sinh mổ, sinh mổ lần 2 hoặc lần 

Ngoài ra những trường hợp cấp cứu nguy hiểm buộc phải sinh mổ. Các mẹ cũng có thể đăng ký mổ đẻ mặc dù đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để sinh thường. 

Xem thêm: Bụng bầu tụt xuống mẹ đã chuẩn bị tinh thần gặp con yêu

3. Sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Ngay từ trước khi tiến hành mổ đẻ, các mẹ cũng cần tìm hiểu những điều cần chuẩn bị để  đảm bảo mọi an toàn và thuận tiện. 

-    Hãy luôn có tâm lý vững vàng

Các mẹ luôn cần chuẩn bị sẵn tâm lý thoải mái, không nên quá căng thẳng khi sinh thường hay mổ đẻ. Khi mẹ có tâm lý thoải mái sẽ đảm bảo được tình trạng sức khỏe tốt nhất. 

-    Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân

Sau khi hoàn thành phẫu thuật mổ đẻ, mẹ và bé sẽ cần phải ở lại bệnh viện để theo dõi sức khỏe. Vậy nên, gia đình cần phải chuẩn bị đồ dùng cho mẹ cũng như em bé. Các mẹ nên chú ý chuẩn bị những bộ độ rộng rãi để tạo sự thoải mái khi ở bệnh viện. 

-    Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi lên bàn mổ không chỉ tạo cảm giác thoải mái. Cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh sẽ hạn chế được những nguồn vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm cho vết mổ. Một điểm cần lưu ý, các mẹ có thể tự dọn “cỏ” cho vùng kín vì khi lên bàn mổ các bác sĩ cũng sẽ thực hiện công việc này.

-    Không ăn trước 6 tiếng khi mổ

Các mẹ sẽ luôn được bác sĩ và y tá căn dặn không được ăn, uống các loại đồ uống có gas, nước ngọt trước khi phẫu thuật. Điều này sẽ đảm bảo không còn thức ăn trong dạ dày hạn chế những rủi ro có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

4. Quá trình phẫu thuật sinh mổ cơ bản

Trước khi phẫu thuật, các đường truyền thuốc, nước sẽ được đặt vào trong cơ thể của mẹ. Tiếp đó, các mẹ sẽ được gây tê màng cứng một phần hoặc toàn bộ tùy theo tình trạng của mẹ. 

Bác sĩ gây tê màng cứng một phần hoặc toàn bộ tùy theo tình trạng của mẹ. Sau đó, các bác sĩ sẽ vệ sinh sạch vùng bụng dưới, vùng kín tránh bị truyền nhiễm. 

 Ảnh bác sĩ thực hiện quy trình mổ đẻ cho sản phụ

Ảnh bác sĩ thực hiện quy trình mổ đẻ cho sản phụ

Tiếp theo, bác sĩ mổ rạch một đường từ vùng bụng dưới để tiến hành phẫu thuật lấy thai nhi ra khỏi bụng mẹ. Trong quá trình mổ đẻ, người chồng được phép vào cùng vợ khi lâm bồn nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về trong phòng bệnh. 

5. Sau khi mổ sinh cần chú ý những gì?

Quy trình chăm sóc sản phụ sau khi sinh mổ cần được chú ý để tránh các biến chứng sau khi mổ. Dưới đây là một số những lưu ý dành sau sinh mổ để có sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé. 

-    Luôn chú ý vận động nhẹ nhàng, hạn chế hoạt động mạnh

Sau khi mổ đẻ, bạn không nên nằm trên giường quá lâu nhưng cũng không nên hoạt động quá mạnh.  Sản phụ có thể vận động tay chân nhẹ nhàng hoặc đi lại trong thời gian ngắn sẽ giúp vết mổ mau lành hơn, không có sản dịch ứ đọng. 

-    Chú ý nằm đúng tư thế 

Khi nằm, các mẹ có thể nằm nghiêng sang một bên. Mẹ nên đặt một chiếc gối để kê sau lưng giúp hạn chế va chạm. Đây là giải pháp tốt cho mẹ hạn chế được những cơn đau. 

 Các mẹ chọn tư thế nằm thoải mái để tránh gây đau cho vết mổ

Các mẹ chọn tư thế nằm thoải mái để tránh gây đau cho vết mổ

-    Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý theo bác sĩ, sau khi mổ 6 tiếng các mẹ vẫn không nên ăn gì bởi đường ruột vẫn còn nhiều khí dễ gây táo bón, chướng bụng. Khi bắt đầu ăn, mẹ nên ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng để dễ tiêu hóa, luôn cung cấp đủ nước, cung cấp rau xanh, chất xơ. 

Sản phụ mổ đẻ cũng nên hạn chế ăn những loại thức ăn có chất tanh như hải sản, ốc, cá,... để giúp vết thương mau lành. Chú ý, các mẹ nên ăn thực phẩm sạch, có lợi tốt cho tiêu hóa và trẻ sơ sinh. 

 Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sức khỏe của mẹ giúp mau lành vết mổ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sức khỏe của mẹ giúp mau lành vết mổ

-    Chăm sóc vết mổ sạch sẽ 

Sản phụ cùng gia đình cần luôn chú ý việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho vết mổ là điều quan trọng. Các mẹ có thể sử dụng các loại khăn sạch, không bị bẩn để thấm mồ hôi nếu có, tránh nhiễm trùng. 

Khi tắm xong, các mẹ sử dụng khăn bông để thấm khô nước, tránh xối nước quá mạnh hoặc chạm mạnh lên vết thương. Trong trường hợp vết mổ bị sưng, mưng mủ hay đỏ tấy nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. 

-    Theo dõi sản dịch 

Sản phụ cần theo dõi sản dịch trong khoảng từ 7 - 10 ngày để kiểm tra có bất thường không. Nếu sản dịch có mùi hôi, màu sản dịch vẫn đỏ tươi thì nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa. Nguyên nhân có thể vẫn sót lại nhau thai, bị băng huyết hoặc nhiễm trùng sản. 

-    Sinh mổ lần 2 cần cách bao nhiêu lâu

Sau khi thực hiện mổ đẻ lần đầu, các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên cho các mẹ nên để sau 2 năm thì mới có thai lần tiếp theo. Điều này sẽ đảm bảo được sức khỏe của mẹ tốt nhất cũng như vết thương đã lành hẳn. 

Trong những trường hợp vỡ kế hoạch, người mẹ cần khám thai ngay khi phát hiện có bầu. Khi đó, các mẹ sẽ nhận được những lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ để có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nếu quyết định sinh em bé. Tương tự với sinh mổ lần 3 hoặc nhiều lần, các mẹ luôn cần phải xin ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. 

Chỉ với một số các thông tin về sinh mổ dành cho các mẹ bầu hi vọng bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về mổ đẻ. Từ đó, bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho mình nếu quyết định mổ đẻ để mang đến an toàn cho cả mẹ và bé. 

Bài viết liên quan:

>> Nhận biết dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày

>> Túi đựng đồ đi sinh bao gồm những gì?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46