Mách mẹ sinh mổ cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành không để lại sẹo

Sau khi hanh phúc chào đón bé yêu ra đời sẽ có mẹ sinh mổ lo lắng về vết mổ có thể để lại sẹo, lâu lành. Đặc biệt, khi có những trường hợp vết mổ bị viêm nhiễm khiến mẹ đau đớn mất thời gian điều trị lam ảnh hưởng đến cả bé yêu. Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ chăm sóc vết mổ sau sinh đơn giản chóng lành mà không để lại sẹo hiệu quả. 

1. Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?

Đối với các mẹ mổ đẻ không chỉ lo lắng việc nuôi nấng bé yêu sau này như thế nào để bé phát triển tốt nhất. Các mẹ còn phải đối mặt với vết mổ đẻ sau khi sinh khi chúng có khả năng mang đến những hệ quả xấu nếu không được chăm sóc tốt.  

Đặc biệt, tâm lý của các mẹ luôn không muốn có vết sẹo sẽ làm mất đi tự tin của mình. Do vậy, nhiều mẹ luôn muốn tìm hiểu thời gian vết mổ đẻ lành lại cũng như cách chăm sóc sức khỏe để hạn chế vết mổ bị viêm nhiễm. 

 Vậy vết mổ đẻ bao lâu thì lành lại? 

Vậy vết mổ đẻ bao lâu thì lành lại? 

Trong quá trình thực hiện ca mổ đẻ, các bác sĩ sẽ rạch một vết ngang hoặc dọc ở phần bụng dưới để tiến hành lấy em bé ra bên ngoài. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy chỉ tự tiêu có khả năng thấm hút để khâu vết mổ lại. 

Nếu trong khoảng từ 7 - 10 ngày, người mẹ không cảm thấy đau ở vết mổ cũng như miệng vết mổ đang khép lại, lành dần. Khi đó, mẹ không cần lo lắng mà tiến hành chăm sóc sức khỏe tót để vết mổ lành hẳn và mờ sẹo.  

Sau từ 6 - 7 tuần, vết mổ đẻ sẽ chuyển thành sẹo và bắt đầu chuyển sang gần giống màu da của người mẹ. Khi đó, cơ thể của mẹ đã gần như được bình phục hoàn toàn.

Trong thời gian trên nếu mẹ cảm thấy đau bụng, vết thương mưng mủ thì bạn cần phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị. Mẹ cần nhớ là không nên để hiện tượng vết mổ có mủ quá lâu sẽ làm viêm nhiễm gây nguy hiểm. 

Để tránh tình trạng vết mổ bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, các mẹ cần nắm được những cách chăm sóc vết mổ sau sinh. Khi đó, mẹ không chỉ có sức khỏe tốt để nuối bé còn lấy lại được tự tin với vết mổ đã biến mất hoàn toàn và không để lại sẹo xấu

Đọc thêm: Sinh mổ nên ăn gì để hồi phục sức khỏe tốt nhất

2. Những cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành

Trong quy trình chăm sóc sức khỏe và vết mổ đẻ, các mẹ cần chú ý đến hai tuần đầu tiên cùng những việc nên làm để thúc để vết mổ nhanh lành hơn. Mẹ có thể tham khảo một số những chia sẻ về chăm sóc vết mổ đẻ đơn giản hạn chế viêm nhiễm 

2.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh trong tuần đầu tiên

Trong tuần lễ đầu tiên ngay sau khi mẹ mổ đẻ, các mẹ sẽ được các y bác sĩ theo dõi, chăm sóc và vệ sinh vết mổ cho mình. Ngoài ra, để sản phụ không bị nhiễm trùng hoặc biến chứng, bác sĩ sẽ kế một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc giúp co hồi cổ tử cung. Mẹ đừng lo lắng vì những loại thuốc được kê sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa non cũng như ít làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần chú ý khi vệ sinh người chỉ nên lấy bông mềm, vải mềm sạch để lau người bằng nước ấm sẽ không làm ảnh hưởng đến vết mổ. Sau sinh, mẹ cũng cần cho bé bú luôn nhé bởi sữa non luôn có nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ có thể xoay nhẹ người, nằm nghiêng một bên cho bé bú.

2.2. Chăm sóc vết mổ đẻ trong tuần thứ 2

Trong tuần thứ 2, các mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe nếu vết mổ không bị đau, không có mủ. Khi đó vết mổ đã gần như lành hằn, chỉ cũng đã tự tiêu. Mẹ chỉ cần tập trung bổ sung dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, tránh hoạt động mạnh.

Trong trường hợp vết mổ vẫn bị sưng, có mủ các mẹ cần quay lại bệnh viện để kiểm tra cũng như nghe tư vấn từ các bác sĩ. Đối với trường hợp mẹ dùng chỉ khâu không tự tiêu, mẹ cũng cần quay lại bệnh viện để tiến hành cắt chỉ. 

Trong tuần thứ hai, mẹ vẫn nên lau người bằng nước ấm, tránh cọ rửa, chà mạnh khu vực gần vết mổ, tránh để vết mổ bị ướt hoặc ướt quá lâu. Sau khi vệ sinh người sạch, các mẹ có thể dùng các dung dịch vệ sinh vết thương để rửa lại vết mổ. Mẹ chú ý là có thể chọn betadin hoặc povidine đều có tinh chất giúp nhanh làm liền sẹo, tránh nhiễm trùng.

2.3. Di chuyển nhẹ nhàng

Sau khi mổ đẻ, các mẹ có thể nằm nghỉ từ 12 - 24h để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương. Tuy nhiên, sau đó, mẹ không nên nằm quá lâu trên giường vì sẽ gây nên các hiện tượng như táo bón, nước ối bị tích tụ lại. Do vậy, các bác sĩ luôn khuyên người mẹ cần phải đi lại, vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu, giúp thư giãn cơ thể. 

Bên cạnh đó, đi bộ sẽ giúp làm giảm đi các triệu chứng như táo bón, các cục máu động sẽ được đánh tan. Ngoài ra, vận động cơ thể luôn được đánh giá tốt cho sức khỏe để tăng cường sức đề kháng. 

2.4. Chăm sóc vết mổ khi ở nhà

Như đã nói ở trên, các mẹ cần luôn chú ý giữ cho vết môt được sạch và khô. Sau mỗi lần tắm, mẹ nên sử dụng khăn bông sạch để thấm khô nước. Khi da non bắt đầu xuất hiện gây ngứa, mẹ cũng không nên gãi để tránh làm rách vết mổ. 

  • Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú. Cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Lượng thức ăn nên vừa phải, không nên ăn quá no.

 Các nhóm thức ăn mẹ sau sinh nên bổ sung vào chế độ hàng ngày

Các nhóm thức ăn mẹ sau sinh nên bổ sung vào chế độ hàng ngày

Các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm... giúp vết mổ nhanh lành, chống thiếu máu do thiếu sắt.

Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón và bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng.

Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày giúp tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể cả mẹ và bé.

  • Uống nhiều nước.

Một số món ăn lợi sữa như cháo, móng giò hầm, chân chó hầm, rau ngót, đu đủ chín... mẹ có thể luân phiên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ sữa cho bé bú.

Bài viết liên quan: Sản phụ sau đẻ mổ nên kiêng gì?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status