https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Quai bị ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Quai bị ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Quai bị ở trẻ em là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. 

Những điều ít biết về bệnh quai bị

Quai bị hay còn được gọi với cái tên khác đó là bệnh má chàm bàm. Đây là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây viêm nhiễm tuyến nước bọt dẫn đến sưng và đau nhức. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em và thời gian của bệnh thường kéo dài từ 12 – 24 ngày. Bệnh thường lây lan qua tuyến nước bọt và thời gian dễ lây nhiễm nhất là trong thời gian 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện đến sau khi các triệu chứng kết thúc khoảng 6 ngày.

 Quai bị ở trẻ em thường gây sưng và đau nhức

Quai bị ở trẻ em thường gây sưng và đau nhức

>> Tìm hiểu thêm: Người bị quai bị uống thuốc gì để nhanh khỏi nhất?

Độ tuổi trẻ có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất là từ 2 – 14 tuổi. Thường trẻ dưới 1 tuổi rất hiếm khi mắc quai bị bởi trẻ đang còn được hưởng kháng thể tốt từ mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh quai bị

Nguyên nhân dẫn đến quai bị chủ yếu là do virus quai bị có tên là Mumps virus xâm nhập và gây viêm nhiễm tuyến nước bọt ở mang tai. Loại virus này thuộc họ Paramyxoviridae, nó có thể sinh sống với thời gian dài bên ngoài cơ thể và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao trên 560 độ C hoặc dưới tác động của hóa chất diệt khuẩn.

Trẻ cũng có thể mắc quai bị do lây nhiễm từ người khác qua đường hô hấp. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua quá trình tiếp xúc hàng ngày. Việc khạc nhổ, hắt hơi, ho, sử dụng chung đồ dùng sẽ vô tình khiến virus ở người bệnh gây nhiễm bệnh cho người lành.

Các triệu chứng điển hình của bệnh quai bị ở trẻ em

Trẻ thường có dấu hiệu khó chịu, bứt rứt ở trong người trước khi bị quai bị. dấu hiệu này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày và sau đó có các triệu chứng như:

- Trẻ sốt khá cao từ 38 - 40 độ, thời gian sốt trong khoảng 3 – 4 ngày.

- Trẻ mệt mỏi, đau tai, đau đầu, ớn lạnh và sợ gió.

 Quai bị khiến trẻ bị sốt và mệt mỏi

Quai bị khiến trẻ bị sốt và mệt mỏi

- Chảy nước bọt, tuyến nước bọt ở vùng mang tai sưng lên. Tiếp đến sưng má, có thể sưng 1 nên hoặc cả 2 bên và có kèm cảm giác đau nhức.

- Đau khi nhai và nuốt.

- Đau tinh hoàn, sưng bìu.

Phương pháp điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

Thông thường, trẻ em mắc quai bị sẽ được điều trị triệu chứng bệnh là chủ yếu.

 + Trẻ bị sốt cha mẹ cần tìm cách hạ thân nhiệt cho bé như dùng khăn ấm lau người, dùng miếng dán hạ sốt. Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không được tắm bé bằng nước lạnh để hạ sống vì nước lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh càng tiến triển phức tạp.

+ Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ bị quai bị thường có dấu hiệu đau nhức khiến cơ thể mệt mỏi, nhai khó, nuốt khó. Vì vậy cha mẹ nên áp dụng thực đơn những món ăn dễ nuốt như  súp, cháo…Trường hợp trẻ quá đau cũng có thể cho trẻ ăn bằng ống hút. 

+ Bổ sung nhiều nước: Cho trẻ uống nhiều nước cũng là một cách giúp hạ thân nhiệt khi trẻ bị sốt. Đồng thời, cha mẹ hãy sử dụng các loại nước uống giàu chất dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho trẻ như nước cam, sữa… Sử dụng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng vừa giúp diệt khuẩn vừa ngăn chặn tình trạng khô miệng ở trẻ. 

 Trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin phòng chống quai bị

Trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin phòng chống quai bị

 + Hạn chế hoạt động của trẻ: Nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh nô đùa chạy nhảy nhằm ngăn chặn biến chứng viêm tinh hoàn mà quai bị gây nên. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần theo dõi các biểu hiện khi trẻ bị quai bị. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như nôn mửa, choáng váng thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp kịp thời.

Cách phòng bệnh quai bị

+ Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. 

+ Vệ sinh đồ chơi của trẻ sạch sẽ, không cho trẻ ngậm đồ chơi vào miệng.

+ Thường xuyên vệ sinh cá nhân, cho trẻ súc miệng bằng nước muối để kháng khuẩn hiệu quả.

+ Cách ly người bệnh và tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc

+ Đưa trẻ đến những nơi đông người cần đeo khẩu trang nhằm đề phòng lây nhiễm.

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị cho trẻ.

Quai bị ở trẻ em luôn là nỗi lo thường trực đối với các bậc cha mẹ. Vì vậy cha mẹ cần chú ý phòng bệnh, phát hiện và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status