Bệnh phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng do nhiễm virus varicella-zoster. Về cơ bản bệnh không nguy hiểm, nhưng để thời gian kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó người bệnh cần tìm hiểu ngay phỏng dạ bôi thuốc gì mau khỏi và không để lại sẹo, từ đó đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.
Biểu hiện từng giai đoạn của bệnh phỏng dạ
Biểu hiện của bệnh phỏng dạ giai đoạn toàn phát
Trước khi tìm hiểu phỏng dạ bôi thuốc gì mau khỏi, chúng ta cần nắm rõ quá trình bị bệnh và từng biểu hiện cụ thể để lựa chọn được loại thuốc điều trị thích hợp với từng giai đoạn bệnh.
- Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi tiếp xúc với virus Varicella-roster trước khi gây bệnh là thời điểm ủ bệnh trong khoảng 7 – 10 ngày. Thời gian này bạn sẽ không cảm thấy có bất kỳ biểu hiện gì khác thường. Nhưng nếu chủ động được trong thời gian 3 ngày đầu, tiêm vacxin phòng tránh khả năng rất cao bạn sẽ không bị phát bệnh.
- Giai đoạn khởi phát
Sau giai đoạn ủ bệnh bạn sẽ bắt đầu có những biểu hiện mụn ban đỏ xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể. Những mụn này chìm dưới da và nhô dần lên trên sau 1 – 2 ngày để bước vào giai đoạn toàn phát. Giai đoạn này bạn sẽ rất ngứa nhưng nhất định không được gãi.
- Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn toàn phát những mụn ban đỏ xuất hiện với mụn nước bên trong, kích thước của mụn cũng lớn theo từng ngày và chuyển sang màu trắng đục.
- Giai đoạn thoái trào
Giai đoạn thoái trào các mụn nước sẽ tự động vỡ ra, thời điểm này bạn cần giữ vệ sinh cá nhân thật tốt. Thường xuyên tắm rửa, bôi dung dịch sát khuẩn tránh nhiễm trùng và tổn thương lan rộng.
- Giai đoạn phục hồi
Thời gian này sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày, các nốt mụn qua giai đoạn thoái trào 1 – 2 ngày nếu được chăm sóc tốt sẽ khô miệng và đóng vảy. Đây là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng những loại thuốc ngăn ngừa để lại sẹo mang lại hiệu quả tốt nhất.
Phỏng dạ bôi thuốc gì?
Phỏng dạ bôi thuốc gì cần phải phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Trong giai đoạn toàn phát cần bôi những loại thuốc có tính sát khuẩn cao, tránh nhiễm trùng khi mụn nước bị vỡ. Do hiện nay, bệnh phỏng dạ chưa có thuốc đặc trị, chỉ điều trị những triệu chứng.
- Xanh methylen
Xanh methylen là dung dịch sát khuẩn nhẹ, thuốc có liên kết không hồi phục với acid nucleic của virus và phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng. Thuốc được dùng tại chỗ để điều trị những bệnh viêm da mủ, sát khuẩn. Chính vì bệnh phỏng dạ là bệnh do virus gây ra nên sử dụng xanh methylen sẽ giúp đem lại hiệu quả tối ưu.
Bôi xanh methylen giúp điều trị bệnh phỏng dạ hiệu quả
Dùng xanh methylen bôi lên chỗ mụn nước bị vỡ ngày 2 – 3 lần. Giúp sát khuẩn, mụn nhanh đóng vảy và tránh lây lan sang vùng da bên cạnh.
- Thuốc tím
Thuốc tím hay còn gọi là kali pemanganat, thuốc có khả năng diệt khuẩn, với diệt nấm, điều trị nhiễm trùng da. Sử dụng thuốc tím bôi lên da hoặc pha với nước tắm cho người phỏng dạ. Giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn xâm nhập, giúp vết thương nhanh lành.
Thời điểm bôi thuốc liền sẹo thích hợp
Việc nên bôi thuốc chống sẹo khi nào rất quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết thương. Nhìn chung, bôi thuốc chống sẹo vào thời điểm đóng vảy, đang lên da non là thích hợp nhất.
Lúc này vết thương đã khô lại, trên bề mặt mụn vỡ xuất hiện lớp da non mỏng, các tế bào rất cần sự tổng hợp collagen vừa đủ, để làm lành vết thương. Thời điểm này nếu người bệnh sử dụng những sản phẩm liền sẹo có khả năng phục hồi đến 80%.
Thuốc bôi liền sẹo cần bôi đúng thời điểm mới đạt hiệu quả cao
Bạn không nên bôi thuốc chống sẹo quá sớm sẽ gây phản tác dụng dẫn đến nhiễm trùng. Trong thời gian toàn phát và thoái trào chỉ nên dùng các dung dịch có tính sát khuẩn.
Chú ý khi điều trị phỏng dạ tại nhà
Bệnh phỏng dạ khi chưa có những biến chứng bất thường bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau:
Bệnh phỏng dạ có thể điều trị khỏi tại nhà
• Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ tắm rửa hàng ngày với nước ấm. Sau khi tắm dùng khăn bông mềm thấm khô da và mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Cần nhẹ nhàng trong mọi thao tác để tránh làm mụn nước bị vỡ.
• Tuyệt đối không được gãi, chà sát khiến cho mụn nước vỡ, dịch tiết của mụn làm cho vết thương lan rộng. Gây khó khăn trong việc điều trị và có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
• Chủ động không đến nơi đông người hoặc tiếp xúc với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ có thai bi nhiễm virus phỏng dạ, sẽ lây nhiễm sang con gây dị tật thai nhi, thậm chí là tử vong.
• Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra cần kiêng một số loại thực phẩm như rau muống, hải sản, trứng, đồ cay nóng… nhằm ngăn ngừa để lại sẹo.
• Nếu có biến chứng như sốt cao, khó thở, co giật, ngủ li bì, mụn lan rộng… cần đến bệnh viện để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
>> Có thể bạn quan tâm: