https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những việc cần làm ngay khi trẻ bị sưng lợi có mủ

Những việc cần làm ngay khi trẻ bị sưng lợi có mủ

Răng lợi là bộ phận quan trọng của cơ thể. Nếu chẳng may trẻ bị sưng lợi có mủ không chỉ gây hôi miệng mà còn khiến trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây viêm nhiễm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân gây sưng lợi có mủ ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sưng lợi có mủ ở trẻ. Chúng ta có thể điểm qua một số nguyên nhân phổ biến như:

+ Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ thường lười vệ sinh răng miệng. Hay những trẻ có đánh răng thường xuyên nhưng lại đánh răng chưa đúng cách. Điều này vô tình sẽ gây tác dụng ngược, khiến cho các loại virus, nấm, vi khuẩn có nguy cơ trú ngụ và gây nên tình trạng sưng mủ ở lợi cũng như nhiều bệnh lý về răng miệng khác.

 Trẻ bị sưng lợi có mủ

Trẻ bị sưng lợi có mủ

+ Ăn nhiều đồ ngọt: Trẻ nhỏ rất thích ăn bánh kẹo ngọt. Khi ăn xong nếu như trẻ không vệ sinh răng miệng đúng thì đây sẽ là cơ hội cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng, gây sưng lợi có mủ ở trẻ.

+ Mắc các bệnh nha khoa: Một số bệnh về răng miệng cũng gây nên tình trạng viêm nhiễm và dẫn đến những hệ lụy liên quan khác. Như bệnh viêm nhiễm tủy răng sẽ là điều kiện thuận lợi để các mô mềm, các dây thần kinh và dây liên kết gây nên tình trạng sưng lợi có mủ.

Đọc thêm: Hiện tượng sưng và nứt lợi mọc răng ở trẻ

Triệu chứng điển hình của bệnh sưng lợi có mủ

+ Trẻ bị sưng lợi có mủ sẽ có dấu hiệu điển hình đầu tiên mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy là tình trạng hôi miệng. Mùi hôi xuất hiện là do lợi bị viêm nhiễm và có dịch nhiễm trùng. Miệng của trẻ có mùi hôi khó chịu kèm theo cảm giác đau răng và có cảm giác vị đắng khi ăn.

+ Đau răng: Chân răng gắn liền với lợi. Vì vậy khi trẻ bị viêm lợi có mủ thì đau răng chính là dấu hiệu điển hình mà trẻ sẽ gặp phải. Tại nơi có mủ sẽ gây nên những cơn đau dai dẳng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt thậm chí là mất ngủ.

+ Khó khăn khi ăn uống: Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình khi mắc sưng lợi có mủ. Đặc biệt khi trẻ sử dụng phần răng phía bên lợi có mủ để nhai cơn đau sẽ dữ dội hơn. Ngoài ra, nếu trẻ ăn quá nóng hoặc quá lạnh còn khiến cả hàm bị tê buốt. Không chỉ khi ăn uống mà sưng lợi có mủ còn gây nên những khó khăn ngay cả khi giao tiếp bình thường.

 Sưng lợi có mủ khiến trẻ đau nhức

Sưng lợi có mủ khiến trẻ đau nhức

Tìm hiểu thêm: Cách hạ sốt khi trẻ mọc răng hiệu quả và an toàn

+ Sốt: Sốt chỉ xuất hiện khi tình trạng viêm nhiễm do sưng lợi có mủ không được điều trị đúng cách và trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ bị sốt còn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, nổi hạch bạch huyết ở cổ...

Phương pháp điều trị khi trẻ bị sưng lợi có mủ

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của bệnh sưng lợi có mủ tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. 

Bác sĩ sẽ thăm khám và lấy cao răng cho trẻ. Sau khi làm sạch trẻ sẽ được hướng dẫn chải răng đúng cách. Đồng thời bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám ở chân răng hàng ngày.

 Điều trị sưng lợi có mủ cho trẻ

Điều trị sưng lợi có mủ cho trẻ

Bên cạnh đó, khi trẻ bị sưng lợi có mủ, cha mẹ cũng có thể kết hợp chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng cách:

+ Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Nước muối loãng không chỉ có tác dụng giảm đau cho trẻ mà còn có vai trò giúp chống viêm, chống nhiễm khuẩn hiệu quả. Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng 2 lần/ ngày. Các triệu chứng và tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện đáng kể đấy nhé.

+ Dùng tinh dầu sả cho trẻ súc miệng: Tinh dầu sả pha loãng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi ở miệng của trẻ.

+ Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Xem thêm: Răng hàm sữa có thay không?

Phòng chống sưng lợi có mủ ở trẻ

Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ phòng chống sưng lợi có mủ bằng cách:

+ Cho trẻ đánh răng hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Trang bị bàn chải lông mềm, tránh làm trầy xước lợi của trẻ.

+ Dùng các loại kem đánh răng phù hợp và có chứa các hoạt chất tốt cho răng miệng của trẻ.

+ Lấy thức ăn thừa ở kẽ răng ra cho trẻ.

+ Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn vặt, nhất là đồ ngọt vào buổi tối.

+ Cho trẻ kiểm tra răng miệng theo định kỳ 2 lần/ năm.

Trẻ bị sưng lợi có mủ ngoài việc điều trị thì phòng ngừa cũng là yếu tố quan trọng mà cha mẹ cần quan tâm. Hãy lưu ý giúp trẻ chăm sóc răng miệng thật tốt và đúng cách để có sức khỏe tốt nhất nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46