https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những thông tin cơ bản về bệnh bạch biến ở trẻ em

Những thông tin cơ bản về bệnh bạch biến ở trẻ em

Bệnh bạch biến ở trẻ em là một loại bệnh lý về da. Bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tác động không nhỏ đến tâm lý của trẻ nhất là khi trưởng thành. 

Sơ lược về bệnh bạch biến ở trẻ em

Bệnh bạch biến là tình trạng bệnh lý do rối loạn về da. Người mắc bệnh bạch biến khi cơ thể bị ảnh hưởng bởi một tế bào có vai trò sản xuất ra sắc tố da melanin tên là melanocytes khiến nó không thể sản xuất ra sắc tố. Tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ khiến vùng da nào đó không có tế bào sản sinh sắc tố và có màu đốm, màu trắng.

 Bệnh bạch biến ở trẻ em

Bệnh bạch biến ở trẻ em

Có 3 loại bạch biến đó là:

+ Bạch biến khu trú: Chỉ có một số vùng da nhỏ xuất hiện các đốm trắng.

+ Bạch biến lan tỏa: Thường đốm trắng sẽ xuất hiện ở cả hai bên cơ thể, có dấu hiệu lan rộng và đối xứng. Đây là loại bạch biến phổ biến nhất.

+ Bạch biến đứt đoạn: Ảnh hưởng với vùng da rộng và chỉ xuất hiện ở một bên trên cơ thể.

Có thể khẳng định rằng bệnh bạch biến không phải là ung thư da. Đồng thời bệnh này chỉ gây mất thẩm mỹ chứ hoàn toàn không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh bạch biến

Chưa có một nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến bệnh bạch biến. Chúng ta có thể biết đến những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao như:

+ Di truyền: Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy, có đến 30% trẻ mắc bệnh bạch biến đều có yếu tố di truyền từ gia đình. Những gia đình có bố hoặc mẹ bị bạch biến thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị bệnh bạch biến cao hơn so với những đứa trẻ khác. 

 Bố hoặc mẹ bị bạch biến khiến con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao

Bố hoặc mẹ bị bạch biến khiến con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao

+ Do khí hậu: Đây là yếu tố khách quan gây nên nhiều bệnh lý trong đó có bệnh bạch biến. Việc khí hậu bất ổn sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm. Từ đó các loại vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. 

+ Chăm sóc trẻ không đúng cách: Nhiều cha mẹ vì không có kinh nghiệm chăm sóc bé nên dễ dẫn đến những sai lầm như mặc quần áo quá kín, vệ sinh thân thể không sạch, không lau mồ hôi cho trẻ…., tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. 

+ Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao.

+ Do bệnh lý: Ở những trẻ mắc các bệnh lý như rối loạn chức năng gan, thiếu máu, bệnh liên quan đến tuyến giáp, viêm màng não vô khuẩn…. Cũng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch biến.

Biểu hiện điển hình của bệnh bạch biến

Trẻ bị bạch biến có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu điển hình đó là vùng da xuất hiện những mảng đốm mất sắc tố. Vùng da đó tạo thành vết loang lớn phân chia rõ rệt với các vùng da bình thường khác.  

Bên cạnh đó, vùng mép chỗ da tổn thương sẽ nổi lên một cách cân đối ở hai bên cơ thể và có màu đậm hơn.

 Bệnh bạch biến không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Bệnh bạch biến không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Vùng da tổn thương có xuất hiện những đốm màu nâu. Tóc hoặc lông nơi bị bạch biến cũng chuyển màu. Đốm bạch biến xuất hiện trên da có thể ít hoặc nhiều. Tuy nhiên, vị trí thường thấy đó là ở cổ tay, cẳng tay, mu bàn tay, lưng, mặt, cổ.…

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến

Hiện nay chưa có một phương pháp cụ thể nào có thể điều trị dứt điểm bệnh bạch biến. Tuy nhiên cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng bệnh như:

+ Chế độ ăn uống: Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B cho trẻ bằng các thực phẩm như gạo, đậu xanh, cá hồi…. Theo nghiên cứu, đây là các vitamin rất tốt cho trẻ mắc bệnh bạch biến. Cho trẻ ăn nhiều trái cây chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

+ Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có nguy cơ khiến bệnh trở nặng như thực phẩm chứa nhiều thành phần gluten trong yến mạch, lúa mì. Hạn chế tối đa đồ uống có ga.

+ Ngoài ra trẻ bị bệnh bạch biến cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trang bị trước khi ra ngoài bằng cách đội mũ, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang….

+ Tránh dùng xà phòng vì chúng dễ gây kích ứng da của trẻ.

+ Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, giặt sạch và phơi khô ráo quần áo trước khi mặc.

Bệnh bạch biến ở trẻ em thường không gây hại đến sức khỏe nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm và chú ý chăm sóc để trẻ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống nhé.  

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status