https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Niềm vui của các bậc cha mẹ đó là nhìn thấy con yêu khôn lớn mỗi ngày một cách khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể tìm hiểu hết được những vấn đề liên quan đến sức khỏe của con. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng thường gặp mà cha mẹ vô tình bỏ qua vì không tìm hiểu nguyên nhân.

Những hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh không ít lần bạn bắt gặp tình trạng trẻ bị nôn sau khi bú hoặc ăn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ, tuy nhiên nếu nó xảy ra liên tục rất có thể đây là một dấu hiệu bệnh lý.

Thông thường khi trẻ dung nạp thức ăn chúng sẽ đi từ thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên đối với những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thì thức ăn bị đẩy từ dạ dày lên thực quản gây ra hiện tượng nôn ói. Tùy từng thể trạng của trẻ mà mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ khác nhau. Thông thường trẻ sẽ có hiện tượng này trong khoảng 3 tháng đầu đời, có một số trẻ bị bệnh cho đến khi tròn 1 tuổi.

 Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến

Một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra do rất nhiều lý do:

  • Do dạ dày chưa ổn định

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện như người lớn. Dạ dày thường nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành, cơ thắt giữa dạ dày và thực quản đóng mở chưa đều nên làm cho thức ăn dễ bị trào lên thực quản. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Trẻ không được bú đúng tư thế

Một nguyên nhân nữa đến từ người mẹ đó là việc không cho bé bú đúng tư thế. Nếu mẹ đặt bé nằm ngang hoặc nằm để bú thì rất dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ. Ở tư thế này ống thực quản với miệng và dạ dày có vị trí ngang bằng nhau. Điều này làm cho sữa hay đồ ăn trong dạ dày dễ bị đẩy lên thực quản và miệng gây nôn trớ.

 Mẹ cho bé bú không đúng tư thế cũng dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

Mẹ cho bé bú không đúng tư thế cũng dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

  • Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt

Trong những năm tháng đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất còn hạn chế. Chính vì thế việc chuyển hóa thức ăn trong dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện và có thể gây trào ngược dạ dày.

Cha mẹ nên làm gì khi gặp hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh?

Hiện tượng trào ngược dạ dày rất dễ xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho đường hô hấp của trẻ, chính vì thế cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc bé khi có hiện tượng này:

+ Cho trẻ bú đúng tư thế để tránh gây trào ngược.

+ Cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá no mà nên chia làm nhiều cữ trong ngày. Khi ăn nên cho trẻ ngồi thẳng đứng, không rung lắc để tránh gây hiện tượng nôn trớ.

 Không nên cho trẻ bú quá no dễ gây nôn trớ

Không nên cho trẻ bú quá no dễ gây nôn trớ

+ Trong thời kỳ ăn dặm nên cho trẻ ăn đồ dễ tiêu hóa. Khi trẻ bị nôn trớ cha mẹ cần hút mũi thật sạch để tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.

+ Nếu nhận thấy hiện tượng nôn trớ ở trẻ xảy ra thường xuyên cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh. Khi đó bác sĩ sẽ can thiệp bằng một số loại thuốc. Không nên tự ý dùng thuốc vì dùng không đúng rất dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có trường hợp là bệnh lý. Cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất. Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46