https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những điều cha mẹ cần biết về bệnh trầm cảm ở trẻ em

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh trầm cảm ở trẻ em

Nhiều người thường cho rằng trầm cảm là bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn. Thế nhưng, trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh trầm cảm ở trẻ em đang có dấu hiệu tăng cao. Điều này khiến các bậc phụ huynh khá lo lắng và hoang mang không biết nên quan tâm đến con như thế nào cho phù hợp.

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ em

Nhiều bậc phụ huynh không thể phân biệt được khi nào trẻ đang buồn rầu và khi nào trẻ bị trầm cảm. Lý do là bởi 2 tình trạng này có biểu hiện khá giống nhau, chỉ khi thật sự để tâm và tỉ mỉ quan sát thì mới có thể nhận biết được.

Trạng thái buồn rầu chỉ xảy ra vài ngày khi trẻ bị bạn bè chơi xấu, trải qua chuyện buồn nào đó. Còn trầm cảm thì khác biệt hoàn toàn, khi mắc bệnh lý này, trẻ có thể thay đổi cảm xúc, trở nên buồn rầu và vô vọng, tình trạng này có thể diễn ra trong vài tháng, thậm chí là vài năm.

 Tình trạng bệnh trầm cảm ở trẻ em ngày càng gia tăng

Tình trạng bệnh trầm cảm ở trẻ em ngày càng gia tăng

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám ngay lập tức để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý:

+ Tâm trạng của trẻ luôn buồn rầu, chán nản, tuyệt vọng trong thời gian dài.

+ Tự cô lập mình với mọi người xung quanh, không còn hứng thú với những hoạt động yêu thích trước kia nữa.

+ Luôn cảm thấy khó chịu,k tức giận mà không rõ lý do.

+ Thường xuyên phàn nàn về sức khỏe của mình với cha mẹ.

+ Khi bị từ chối hay gặp thất bại về một việc gì đó, trẻ sẽ có thái độ hoặc phản ứng thái quá.

+ Tinh thần luôn mệt mỏi, không còn sự năng nổ, nhiệt tình như trước.

+ Khả năng tập trung dần kém đi, hay quên.

+ Trong sinh hoạt hàng ngày có nhiều sự thay đổi.

+ Luôn có những suy nghĩ trong đầu về việc tự hủy hoại cơ thể mình hoặc nghĩ đến cái chết.

 Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau

Tùy vào từng độ tuổi và biểu hiện của trẻ mà chứng trầm cảm sẽ có sự khác biệt. Có những trường hợp trẻ có tất cả những biểu hiện trên nhưng lại không mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện như vậy và mức độ ngày càng nặng theo thời gian thì bạn nên cho trẻ đi khám ngay. Điều này sẽ giúp việc điều trị cho trẻ được hiệu quả hơn và tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh trầm cảm ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến xuất hiện bệnh trầm cảm ở trẻ em, dưới đây là một vài nguyên nhân chính:

+ Áp lực học tập: Thay vì để con tự do học tập và phát triển bản thân, nhiều gia đình lại gây áp lực lên con, bắt con phải học theo ý muốn của họ. Khi con không đạt được kết quả như mong đợi thì cha mẹ có thái độ không tốt, thậm chí là đánh mắng. Về lâu dài, tâm lý của trẻ trở nên sợ hãi và tự ti dẫn đến chứng trầm cảm.

+ Do các mối quan hệ trong gia đình không ổn định: Khi cha mẹ cãi nhau hoặc muốn ly hôn, trẻ sẽ nghĩ rằng do mình mà cha mẹ không thể sống cùng nhau được nữa. Ngoài ra, sau khi ly hôn, trẻ chỉ được hưởng tình thương từ cha hoặc mẹ dẫn đến hụt hẫng tinh thần.

 Mâu thuẫn trong gia đình có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

Mâu thuẫn trong gia đình có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

+ Do di truyền: Nếu trong gia đình có một ai đó đã từng bị trầm cảm thì trẻ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

+ Thay đổi môi trường sống: Khi phải chuyển đến một chỗ ở mới, một môi trường học tập mới mà không được thông báo trước, trẻ thường có xu hướng sợ hãi nhưng không thể nói ra. Lâu dần trẻ không thể hòa nhập và không biết chia sẻ cùng ai sẽ rất dễ bị trầm cảm.

Cách điều trị bệnh bệnh trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm là một bệnh thiên về tâm lý của trẻ, chính vì thế sự quan tâm, nỗ lực của cha mẹ, người thân xung quanh, cộng đồng là điều kiện then chốt để trẻ có thể sớm khỏi bệnh. Cha mẹ hãy lắng nghe, trò chuyện và quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Không tạo áp lực cho trẻ, không đánh mắng khi chúng phạm sai lầm. Khi tâm lý được thoải mái, trẻ sẽ cởi mở và năng động, hoạt bát hơn.

Với cộng đồng, xã hội: Nên tạo điều kiện để trẻ được tham gia những hoạt động tập thể. Không để tình trạng bắt nạt, đánh trẻ xảy ra trong trường học, điều đó sẽ gây nên bóng ma tâm lý khiến trẻ sợ hãi, từ đó càng làm cho chứng trầm cảm trở nên nặng hơn.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả rất lớn nếu không có sự can thiệp kịp thời của gia đình và xã hội. Chính vì thế, bạn phải luôn quan tâm và để ý đến trẻ để sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46