https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những điều cần biết khi rạch tầng sinh môn

Những điều cần biết khi rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là nỗi ám ảnh đối với các bà mẹ khi sinh con, nhất là với người sinh lần đầu. Vậy rạch tầng sinh môn là gì? Các trường hợp nào cần rạch và rạch như thế nào? Chăm sóc ra sao sau khi rạch? 

Trường hợp nào cần rạch tầng sinh môn?

Theo các chuyên gia y tế tầng sinh môn chính là phần mô nằm ở giữa âm đạo và hậu môn, thường có chiều dài tầm 3-5cm. Rạch tầng sinh môn (hay cắt tầng sinh môn) là thủ thuật thường được các bác sỹ chuyên khoa thực hiện nhằm mục đích giúp cho em bé có thể chào đời nhanh và dễ dàng hơn, tránh trường hợp mẹ cố rặn sẽ rách tầng sinh môn. Hơn nữa khi tầng sinh môn mà tự rách thì việc khâu sẽ rất khó và mất thẩm mỹ.

 Rạch tầng sinh môn giúp em bé chào đời dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn giúp em bé chào đời dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn chỉ áp dụng đối với các trường hợp mẹ bầu sinh thường còn sinh mổ thì không cần phải rạch. Khi sinh thường thì vùng kín sẽ mở rộng dần các cơ để thai nhi dễ chui ra. Nhưng âm đạo cũng chỉ có thể mở rộng có giới hạn nhất định, đặc biệt với những bé mà đầu quá to hay cân nặng lớn thì việc tự sinh sẽ vô cùng khó nhằn hơn. Vì thế bác sỹ bắt buộc phải rạch một đường ngắn ở trên tầng sinh môn để bé chào đời.

Các vết rạch tầng sinh môn này khá ngắn, tuy nhiên cũng tuỳ vào từng trường hợp cơ địa của sản phụ mà sẽ rạch ngắn hay dài. Nhiều trường hợp em bé đầu quá to thì cần rạch dài hơn mới có thể giúp cho đầu và người bé thoát ra ngoài được.

Có phải ai sinh thường cũng phải rạch tầng sinh môn?

Thực tế không phải ai khi sinh thường cũng cần phải cắt tầng sinh môn. Bởi với một số trường hợp mẹ bầu mà dễ sinh, thai nhi nhỏ hoặc người sinh lần 2 trở đi có thể sinh dễ được thì không cần phải thực hiện thủ thuật này. 

Rạch tầng sinh môn được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Đầu của thai nhi có đường kính lớn và các cơn co thắt của mẹ không đủ mạnh.

+ Tầng sinh môn của mẹ có độ linh hoạt và đàn hồi kém.

+ Thai phụ mắc bệnh viêm âm đạo hoặc viêm đáy chậu, bị phù nề.

+ Các mẹ bầu mà trên 35 tuổi, mắc bệnh tim hay huyết áp thai kỳ thì nên rạch.

+ Cổ tử cung mở rộng nhưng đầu thai nhi thấp, có dấu hiệu suy thai thì cần rạch sớm.

Nguyên tắc quan trọng khi rạch tầng sinh môn

- Phải cắt tầng sinh môn đúng thời điểm: đây là nguyên tắc quan trọng, tuyệt đối không cắt quá sớm cũng không cắt quá muộn. Chỉ nên cắt khi âm hộ và tầng sinh môn có dấu hiệu căng giãn tối đa, nghĩa là thai đã xuống sâu trong âm đạo.

 Rạch tầng sinh môn đúng thời điểm và đúng vị trí.

Rạch tầng sinh môn đúng thời điểm và đúng vị trí.

- Phải cắt tầng sinh môn trước khi thai nhi sổ đầu: như thế sẽ tránh gây tổn thương cho bé và còn giúp đầu bé dễ dàng chui ra ngoài, hạn chế khả năng nhiễm trùng qua đầu chỉ và hạn chế ma sát vào các vết chỉ khâu gây đau.

- Nên cắt khi đang trong cơ co thắt, như vậy các mẹ sẽ không cảm thấy đau do cắt.

Quy trình cắt tầng sinh môn

- Đầu tiên cần tiến hành vô trùng ở vùng cắt: dùng dung dịch sát khuẩn để tránh viêm nhiễm vào vùng bị cắt. Sau đó bác sỹ sẽ sử dụng thuốc gây tê để làm giảm đau đớn trong quá trình cắt tầng sinh môn.

- Tiếp đó xác định chính xác vị trí cắt: cắt tầng sinh môn ở đúng vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ, cắt ở giữa bờ âm hộ trên và dưới, cắt theo hướng chếch từ bên trên xuống dưới và cắt ra ngoài. Khi cắt tránh cắt quá sâu bởi có thể vô tình cắt vào cơ nâng hậu môn. 

- Dùng kéo thẳng và sắc để cắt tầng sinh môn, đảm bảo thao tác dứt khoát và chính xác. Đồng thời đỡ để để đưa em bé ra ngoài.

- Cuối cùng là khâu tầng sinh môn, căn cứ vào độ sâu và rộng của vết thương mà thời gian khâu kéo dài khoảng 20 phút. Khâu gồm ba lớp là khâu âm đạo, khâu cơ và khâu da.

Cách chăm sóc vệ sinh sau khi rạch tầng sinh môn

 Vệ sinh sạch sẽ vết khâu để tránh bị nhiễm trùng.

Vệ sinh sạch sẽ vết khâu để tránh bị nhiễm trùng.

- Trong khoảng 6-8 giờ đầu tiên sau khi khâu xong nên hạn chế đi lại, tránh động chạm để cho các vết thương liền với nhau.

- Chú ý vệ sinh sạch sẽ vết khâu tầng sinh môn bằng dung dịch vệ sinh sát khuẩn do bác sỹ kê, ngày vệ sinh 3 lần sáng, trưa và tối để tránh nhiễm trùng.

- Không mặc đồ lót và quần quá chật bởi như thế sẽ làm cọ xát với vết thương.

- Tuyệt đối không được quan hệ tình dục cho tới khi vết thương khỏi hẳn.

Ngoài ra nếu thấy vết khâu tầng sinh môn bị cứng kèm theo các dấu hiệu sưng đau, ra dịch, sốt hay rỉ máu vết thương thì cần đến gặp bác sỹ để kiểm tra xử lý kịp thời.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status