Hiện nay tình trạng bị cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng nhất là những trẻ trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng biết những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em để điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những dấu hiệu cận thị, các bậc cha mẹ nên đọc và ghi nhớ.
Các bệnh về mắt xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi trẻ em hiện nay.
Trẻ dụi mắt thường xuyên
Đây là dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi trẻ đang chơi hoặc tập trung vào một vật gì đó. Trẻ dụi mắt thường xuyên nghĩa là trẻ không nhìn thấy rõ hoặc cảm thấy vướng. Hành động này lặp lại thường xuyên mà trẻ không có biểu hiện đau đớn thì rất có thể trẻ đã mắc các tật khúc xạ về mắt trong đó có cận thị. Lúc này mẹ cần phải đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa về mắt để được khám và điều trị.
Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em qua biểu hiện dụi mắt nhiều
Trẻ trở nên nhạy cảm với ánh sáng
Nếu bạn nhận thấy con mình có một số biểu hiện như không thích ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn, thậm chí sợ ánh sáng. Khi đi vào môi trường có ánh sáng trẻ thường lấy tay che mắt. Hoặc khi có ánh sáng là trẻ có biểu hiện đau đầu, buồn nôn. Những biểu hiện này chính là một trong những dấu hiệu cho biết có thể trẻ đã bị cận thị. Hãy theo dõi và hỏi con khi cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu này để đưa con đến bác sĩ.
Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi
Nhắm một mắt xem tivi cũng là một dấu hiệu của bệnh cận thị ở trẻ.
Các tật khúc xạ không nhất thiết diễn ra trên cả hai mắt. Có rất nhiều người bắt đầu có các vấn đề về thị lực từ một mắt. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi chứng tỏ mắt của trẻ đang không nhìn thấy hoặc gặp khó chịu gì đó. Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn quy tụ thị lực nhưng cũng có thể là trẻ đã bị cận thị.
Tham khảo: Cách chữa cận thị cho trẻ giai đoạn mới mắc bệnh
Trẻ cảm thấy mỏi mắt khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Nếu trẻ thường xuyên dùng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trong thời gian quá lâu thì việc trẻ bị mỏi mắt là điều tất nhiên. Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ khiến mắt trẻ bị mỏi, khô mắt. Đồng thời cũng rất dễ khiến trẻ bị các tật khúc xạ về mắt trong đó có cận thị. Chính vì thế khi có biểu hiện này cha mẹ nên đưa con đi khám. Nhưng trước hết không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu. Đồng thời cha mẹ cũng nên nhắc con nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút để cho mắt được thư giãn.
Nên tránh cho các bé sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài và liên tục.
Khi đọc sách hay nhìn bảng trẻ phải nheo mắt
Trẻ cận thị thường không nhìn rõ chữ viết trên bảng hoặc chữ nhỏ trong những trang sách. Chính vì thế thường phải nheo mắt hay nghiêng đầu để quan sát. Không nhìn rõ trẻ còn thường xuyên phải chép bài học của bạn bên cạnh. Thêm vào đó việc có vấn đề về thị lực cũng khiến trẻ không hứng thú với những môn như vẽ, tập đọc… Và khi đọc sách trẻ thường bị lạc chỗ hoặc phải lấy ngón tay để hướng dẫn mắt
Giáo viên và phụ huynh cần phải quan sát trẻ nếu thấy những biểu hiện trên thì nên tìm biện pháp can thiệp kịp thời như đưa trẻ đi kiểm tra thị lực và chuyển chỗ ngồi cho trẻ ở vị trí gần bảng hơn.
Một số dấu hiệu khác ở trẻ bị cận thị
Ở trẻ bị cận thị còn có một số dấu hiệu khác mà cha mẹ có thể quan sát thấy như:
- Trẻ không thể nhìn rõ những vật ở cách xa hơn 1 mét.
- Trẻ bị nhức đầu, chảy nước mắt khi tiếp xúc với thiết bị điện tử, đọc sách.
- Trẻ cúi người thấp khi viết bài do không nhìn rõ chữ.
- Kết quả học tập của con giảm sút do không nhìn rõ.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em trên con mình các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tuy nhiên dấu hiệu của mỗi trẻ cũng có đôi chút khác biệt. Chính vì thế cha mẹ hãy quan sát con mỗi ngày để sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường.
Tham khảo: