Những cây thuốc chữa lở loét hay cần áp dụng ngay tại nhà

Không cần dùng thuốc tây, không cần các loại kháng sinh mạnh tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể, những cây thuốc chữa lở loét hay được lưu truyền trong dân gian là một trong những phương pháp lành tính có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ tổn thương ngoài da này.

Vì sao nên dùng cây thuốc chữa lở loét da?

Hiện nay để điều trị lở loét da chỉ cần ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi ngoài da để điều trị sẽ đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tân dược giống như “con dao hai lưỡi”, với những người có cơ địa nhạy cảm hiện tượng kích ứng thuốc là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu muốn tìm phương pháp chữa lở loét an toàn hơn, những cây thuốc chữa lở loét hay chính là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.

Những cây thuốc chữa lở loét hay có sẵn trong vườn nhà

1.Cây đinh lăng

Hầu như trong vườn nhà nào cũng trồng 1 cây đinh lăng, vừa để làm cảnh, vừa là gia vị trong các món ăn, đặc biệt hơn khi đây là vị thuốc chữa lở loét đem lại hiệu quả cao.

Dùng đinh lăng sắc lấy nước uống hoặc giã nát đắp lên vết lở loét

Dùng đinh lăng sắc lấy nước uống hoặc giã nát đắp lên vết lở loét

Trong Đông y, lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, tác dụng lên tỳ, thận. Để sử dụng đinh lăng trị lở loét trên da, người bệnh thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị 80g lá đinh lăng khô, sắc cùng 500ml nước đến khi còn 250ml là đạt. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

+ Ngoài ra có thể lấy 5-10 lá đinh lăng tươi giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vết loét, cách này sẽ giúp hạn chế để lại sẹo.

2. Nghệ tươi

Một trong những cây thuốc chữa lở loét hay phải kể tới chính là nghệ. Theo Đông y, nghệ tươi có vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh can và tỳ. Đây là vị thuốc dân gian có hoạt tính kháng sinh mạnh, giúp chống viêm, nhanh liền vết thương, ngăn ngừa sẹo và kích thích lên da non.

Nghệ chứa hoạt tính kháng sinh mạnh, giúp chống viêm vết lở loét

Nghệ chứa hoạt tính kháng sinh mạnh, giúp chống viêm vết lở loét

Cách sử dụng nghệ chữa lở loét như sau: Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt sau đó thoa lên vùng da bị lở loét. Phần bã có thể dùng để đắp lên vết lở loét. Do có đặc tính kháng sinh mạnh nên có thể khiến vết thương bị xót, cảm giác sẽ hết dần khi vi khuẩn được tiêu diệt.

3. Lá trầu không

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng lá trầu không để chữa các bệnh lý ngoài da, trong đó có lở loét. Bởi lá trầu không có tác dụng như một kháng sinh thảo dược, vị cay nóng, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, vị nên có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn.

Để trị lở loét bằng lá trầu không nên thực hiện theo các cách sau:

+ Dùng 2-3 lá trầu không tươi, cắt thật nhỏ cho vào cốc sau đó đổ nước sôi ngập trầu không. Để trong 10-15 phút cho các chất trong lá trầu không tiết ra, dùng nước này để rửa các vết loét .

+ Dùng nước lá trầu không để rửa vết loét, sau đó lấy lá trầu sạch phủ lên, dùng gạc y tế băng lại cũng giúp đem lại hiệu quả.

Cây nhàu có tính kháng khuẩn cao

Cây nhàu có tính kháng khuẩn cao

 4. Cây nhàu

Lá của cây nhàu được dùng rộng rãi trong điều trị vết loét nhờ đặc tính kháng khuẩn cao.

Cách thực hiện: Lấy lá nhàu giã nát, đắp ngoài vết loét. Kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Lá chè xanh

Nhắc tới những cây thuốc chữa lở loét hay không thể không nói đến chè xanh. Hoạt chất tanin trong lá chè xanh là “chủ vị” làm nên công dụng trị lở loét da. Bên cạnh đó, chè xanh còn có tính mát, giúp tiêu độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, vì vậy rất tốt cho việc điều trị lở loét từ bên trong.

Để thực hiện, người bệnh làm theo cách sau:

+ Dùng 400g lá chè xanh sắc lấy nước.

+ Dùng nước sắc vệ sinh vùng da bị lở loét, hoặc có thể dùng lá chè đắp trực tiếp lên vết loét.

+ Thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ thấy vết loét dần dịu đi, giảm đau nhức và nhanh chóng lên da non.

6. Cây vòi voi

Cây vòi voi khá phổ biến ở các vùng quê Việt Nam, ngoài tác dụng chữa lở loét còn có khả năng trị viêm, mẩn ngứa và tê thấp.

Cây vòi voi

Cây vòi voi

Cách thực hiện: giã nát cây vòi voi chắt lấy nước. Sau khi làm sạch vùng da lở loét với nước muối sinh lý, bạn dùng nước từ cây vòi voi chấm lên vết loét sẽ giúp vết loét nhanh lành.

Những cây thuốc chữa lở loét hay mặc dù rất dễ kiếm, lành tính nhưng đem lại tác dụng chậm, một số cây chưa được kiểm chứng về tác dụng. Chưa kể nếu sử dụng tràn lan theo phương pháp truyền miệng có thể khiến tổn thương lở loét diễn tiến nặng hơn.

Do đó, nếu lo lắng thuốc kháng sinh có thể gây kích ứng, cây thuốc nam đem lại tác dụng chậm, gel Oatrum Gold chính là phương pháp điều trị lở loét tối ưu nhất.

Chữa lở loét bằng Oatrum Gold

Chữa lở loét bằng Oatrum Gold

Ưu điểm của Oatrum Gold là an toàn do chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, nhưng không vì thế mà làm giảm tác dụng của sản phẩm, bởi hoạt chất Berberine trong Oatrum Gold giúp chống viêm, kháng khuẩn vượt trội, tạo nên lớp màng sinh học bảo vệ da khỏi vi khuẩn bên ngoài môi trường. Các thành phần khác khi kết hợp với Berberine giúp làm dịu da, giảm nhanh cảm giác đau rát, đồng thời giúp dưỡng ẩm, tái tạo nhanh làn da tổn thương, kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới, hạn chế sẹo xấu và ngăn ngừa để lại thâm sẹo.

Sử dụng Oatrum Gold 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng để đạt hiệu quả cao nhất.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status