Trẻ bị chảy máu chân răng tuy phổ biến nhưng cha mẹ tuyệt đối không được coi thường bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý liên quan đến răng ở trẻ, mà “cái răng, cái tóc” lại là góc con người.
Tại sao trẻ bị chảy máu chân răng?
Trước khi đến với cách điều trị điều mà cha mẹ cần nắm rõ tại sao trẻ lại có hiện tượng chảy máu chân răng? Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là:
- Do viêm nướu răng
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị chảy máu chân răng. Viêm nướu răng là một bệnh do vi khuẩn trên răng gây ra. Khi trẻ có sức đề kháng yếu những vi khuẩn này sẽ phát triển, sản sinh ra độc tố và gây viêm nhiễm nướu, dễ chảy máu.
Viêm nướu khiến trẻ bị chảy máu chân răng
Cha mẹ sẽ thấy hiện tượng chảy máu này xuất hiện khi trẻ đánh răng. Lúc này cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Bởi nếu xem nhẹ bệnh này có thể dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.
- Do thiếu vitamin C
Chế độ ăn uống thiếu vitamin C cũng là nguyên nhân khiến chân răng của trẻ bị chảy máu. Bởi đây là loại vitamin quan trọng trong quá trình tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysine và proline.
Thiếu vitamin C còn khiến vết thương của trẻ lâu lành gây viêm nhiễm nặng hơn và trẻ sẽ có thể biếng ăn, đau nhức.
Những phương pháp điều trị khi trẻ bị chảy máu chân răng
Như đã nói ở trên khi phát hiện ra hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ mà cha mẹ không tiến hành điều trị thì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ. Một số phương pháp điều trị mà cha mẹ có thể áp dụng:
- Dùng thuốc và rơ miệng
Đưa trẻ đến các cơ sở về nha khoa bác sĩ sẽ kê cho bé một số loại thuốc. Điều mẹ cần làm là cho bé uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Để vệ sinh răng miệng cho bé mẹ không nên để bé tự đánh răng. Việc bé đánh răng không đúng cách sẽ rất dễ khiến cho vết thương nặng hơn. Mẹ có thể dùng bàn chải mềm và vệ sinh cho bé hoặc dùng gạc rơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn.
Dùng gạc và nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho bé
- Bổ sung vitamin C
Việc thiếu hụt vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị chảy máu chân răng. Chính vì thế để điều trị dứt điểm tình trạng này mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ những thực phẩm chứa vitamin C. Cụ thể là có thể cho bé ăn những loại hoa quả như cam, dâu tây, xoài, kiwi, dưa gang, mâm xôi,… được xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn. Khi cơ thể trẻ đủ vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Lấy cao răng cho bé
Cao răng có thể hình thành dưới nướu và quanh cổ răng gây chảy máu chân răng. Chính vì thế mẹ cũng có thể dẫn bé đến các cơ sở y tế để nha sĩ lấy sạch cao răng cho bé. Điều này không những điều trị bệnh một cách hiệu quả mà còn giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng khác.
- Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn rất cao. Chính vì thế cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 -3 lần/ ngày sẽ giúp bé chữa và phòng bệnh chảy máu chân răng một cách hiệu quả. Điều này còn giúp hạn chế những bệnh ở vùng hầu họng cho bé.
Nhắc trẻ súc miệng bằng nước muối để điều trị bệnh hiệu quả
Trị chảy máu chân răng bằng phương pháp tự nhiên
Ngoài những biện pháp trên mẹ có thể sử dụng một số phương pháp thiên nhiên để điều trị tình trạng chảy máu chân răng cho bé. Một số bài thuốc mà mẹ có thể áp dụng là:
- Trà túi lọc
Hãy ngâm một túi trà trong nước sôi khoảng 20 phút cho trà ngấm. Sau đó lấy túi trà ra ngoài và để nguội rồi đắp lên phần răng chảy máu trong khoảng 5 – 10 phút. Phần chân răng sẽ hết chảy máu ngay sau đó.
- Chanh và tỏi
Mẹ giã nhuyễn tỏi và trộn đều với một ít nước cốt chanh rồi đắp hỗn hợp lên răng trẻ đang chảy máu khoảng 5 phút và nhả ra ngoài. Chanh có vitamin C lớn giúp lành vết thương còn tỏi có tính chống viêm cao hiện cách này mỗi khi răng chảy máu sẽ cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, vì chanh có tính axit cao nên sau khi dùng nên cho bé súc miệng kỹ lại với nước sạch.
Trẻ bị chảy máu chân răng là một tình trạng phổ biến. Và mẹ có thể áp dụng những phương pháp điều trị trên để giúp bé bớt khó chịu nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: