Hội chứng ADHD ở trẻ hay còn gọi là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý được xem là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Tuy hội chứng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại rất khó phát hiện trong những năm đầu đời và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, kỹ năng giao tiếp giữa trẻ với mọi người xung quanh. Đặc biệt, phương pháp chữa trị ADHD cho trẻ cần phải trải qua quá trình lâu dài và đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì, nhẫn nại.
Hội chứng ADHD là gì?
ADHD (đầy đủ là Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý – một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý ở trẻ.
Hội chứng adhd ở trẻ khiến trẻ những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý ở trẻ.
Các phương pháp điều trị bao gồm từ can thiệp hành vi đến thuốc kê toa. Trong nhiều trường hợp, chỉ dùng thuốc là cách điều trị hiệu quả cho ADHD. Tuy nhiên, các nghiên cứu về bệnh cho thấy rằng phương pháp chữa trị có bao gồm thêm các lựa chọn khác là rất quan trọng.
ADHD được coi là một dạng bệnh rối loạn kinh niên, bộc phát ở người khá sớm, từ tuổi ấu thơ kéo dài đến lúc trưởng thành. Đặc điểm chung của trẻ mắc bệnh này đó là thường không thể chú ý điều gì được lâu, không thể ngồi yên lâu và hay hành động một cách bộc phát, không kiềm chế được.
Dù không gây nguy hiểm về tính mạng, bệnh ADHD vẫn cần phải được nhận dạng và chữa trị càng sớm càng tốt. Thuốc uống và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp cần được thực hành song song để giúp trẻ tái hòa nhập và biết cách cư xử đúng mực để thành công trên đường học vấn và có một đời sống vui vẻ, tốt đẹp hơn.
Vì thế, bệnh nhân của hội chứng này, nhất là ở trẻ nhỏ, thường hay bị la mắng dẫn đến sự mặc cảm và có thể gây ra nhiều trở ngại trên con đường học vấn, trưởng thành, thậm chí là trong những mối liên hệ với người khác.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng ADHD ở trẻ
Đa số trẻ có rối loạn này thể hiện đồng thời cả triệu chứng tăng động và giảm chú ý, nhưng một số khác lại trội hơn mặt nào đó. Để nhận biết trẻ có mắc phải chứng ADHD hay không, các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ các dấu hiệu được thể hiện ra ngoài của bệnh lý này như:
- Triệu chứng thiếu chú ý
+ Thiếu óc tổ chức
+ Thường mắc lỗi vì không chú ý đến những chi tiết
+ Không duy trì được sự chú ý lâu trong các hoạt động
Trẻ không duy trì được sự chú ý trong thời gian dài
+ Hay quên
+ Không chú ý đến lời người khác nói
+ Thường hay làm mất đồ dùng như sách, bút, đồ chơi…
- Triệu chứng quá hiếu động
+ Khi chơi đùa hay làm việc gì thường cố ý tạo ra tiếng động lớn
+ Không thể và không thích ngồi yên
+ Nói chuyện không ngừng
+ Chạy nhảy, leo trèo ở những nơi không thích hợp. Nếu bị bắt dừng lại sẽ cảm thấy bứt rứt không yên.
+ Hay cắt lời người khác hoặc xen vào một việc hay trò chơi gì đó
+ Bồn chồn khi phải chờ đến phiên mình
Ngoài ra, một đứa trẻ bị ADHD cũng dễ bị kích động bởi hình ảnh, tiếng động hay đụng chạm. Lúc đó, chúng hay trở nên bứt rứt và có thể chuyển thái độ nóng nảy. Cũng có những trẻ hoàn toàn không hiếu động, nhưng chúng thường đắm chìm vào thế giới riêng của mình, không để ý đến những chuyện xảy ra chung quanh.
Trẻ dễ bị kích động khi mắc hội chứng ADHD
Thực ra, trẻ em bình thường cũng có thể có một hay nhiều triệu chứng nêu trên. Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ càng để biết những triệu chứng đó có được thể hiện thường xuyên ở ít nhất hai nơi là trường học và ở nhà hay không, hay chỉ là những hành vi bộc phát thường gặp ở lứa tuổi này.
Tuy nhiên, nếu một em nhỏ bất thường ở trường nhưng lại bình thường ở nhà thì cũng không được định bệnh là ADHD.
>> Có thể bạn quan tâm: