Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ em sức đề kháng còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó, chân tay miệng là một trong những bệnh lý phổ biến mà trẻ thường mắc phải. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh tay chân miệng ở trẻ em, từ đó có thể phát hiện sớm, áp dụng biện pháp phòng và điều trị tích cực nhất.

Sơ lược về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát do sự xâm nhập của các virus đường ruột gây ra như: Virus Enterovirus (E71, E68), Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B. 

 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh có tính chất lây lan cao, chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tay chân miệng có thể phục hồi sau 7 - 10 ngày điều trị và sẽ không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt trẻ mắc bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Nguyên nhân khiến trẻ mắc tay chân miệng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tay chân miệng là do nhóm virus nonpolio enterovirus gây nhiễm khuẩn cho cơ thể. Đường lây nhiễm chính của bệnh là qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, đây là loại bệnh truyền nhiễm nên trẻ cũng có thể dễ dàng mắc bệnh qua các yếu tố nguy cơ như:

+ Trẻ tiếp xúc với người bị bệnh, nước bọt và dịch đờm của người bệnh bắn vào khi giao tiếp.

+ Trẻ cầm nắm đồ chơi, các vật có dính nước bọt của người bệnh.

+ Mụn của người bệnh vỡ ra và dính vào trẻ.

+ Trẻ sống trong môi trường có người mắc bệnh và nhiễm khuẩn từ không khí do người bệnh hắt hơi.

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết điển hình như:

+ Giai đoạn khởi phát:

- Trẻ bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38 độ C, người mệt mỏi

- Tổn thương ở miệng, trẻ cảm thấy đau họng, nuốt khó.

- Có dấu hiệu tăng tiết nước bọt, chán ăn.

- Trẻ bị tiêu chảy vài lần trong ngày.

+ Giai đoạn toàn phát: Sau 1 - 2 ngày khởi phát bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện điển hình như: 

- Xuất hiện các nốt phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông… Các nốt phỏng này xuất hiện trong thời gian ngắn sau đó để lại vết thâm trên da.

 Các nốt phỏng xuất hiện khi trẻ bị tay chân miệng

Các nốt phỏng xuất hiện khi trẻ bị tay chân miệng

>> Tìm hiểu thêm: Trẻ bị bệnh chân tay miệng uống thuốc gì hiệu quả nhanh chóng

- Loét miệng: Các vết loét, phỏng nước xuất hiện bên trong miệng khiến trẻ cảm thấy đau rát, nuốt khó dẫn đến tình trạng chán ăn và tăng tiết nước bọt.

- Trẻ sốt cao, có thể có cảm giác buồn nôn và nôn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường sẽ hồi phục hoàn toàn sau 3 - 5 ngày nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh và biến chứng về hô hấp.

Điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. Các phương pháp điều trị chủ yếu đó là điều trị triệu chứng nhằm ngăn cản sự tiến triển của bệnh như:

+ Hạ sốt trong trường hợp trẻ bị sốt bằng cách chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C. 

+ Sát khuẩn niêm mạc miệng cho trẻ.

+ Bổ sung dinh dưỡng, cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp...

+ Vệ sinh sạch sẽ thân thể trẻ và môi trường xung quanh.

+ Các tổn thương trên da trẻ nên được bôi Betadine để sát khuẩn sau khi tắm.

 Phòng và điều trị tay chân miệng đúng cách cho trẻ

Phòng và điều trị tay chân miệng đúng cách cho trẻ

Bài viết liên quan: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Cách phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ 

+ Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ và cả người lớn. Đặc biệt ở trẻ là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lớn là trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn.

+ Vệ sinh ăn uống sạch sẽ, cho trẻ ăn chín, uống sôi.

+ Không cho trẻ ăn bốc, không cho trẻ ngậm đồ chơi, mút tay…

+ Không dùng chung các vật dụng dùng để ăn uống khi chưa được vệ sinh sạch sẽ.

+ Đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường sống của trẻ.

+ Cách ly người bệnh, không cho trẻ tiếp xúc gần để tránh lây nhiễm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh lý rất phổ biến. Vì vậy cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức bổ ích, từ đó có thể phát hiện sớm và áp dụng điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status