Nguyên nhân cách chăm sóc và xử lý vết loét xương cùng ở người nằm liệt lâu ngày

Loét da vùng xương cùng cụt là biến chứng nặng nề xảy ra ở người nằm liệt lâu ngày, không chỉ khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng tới tính mạng mà còn gây khó khăn cho người chăm sóc. Vì vậy, tìm được cách xử lý vết loét xương cùng hiệu quả sẽ cứu được người bệnh khỏi biến chứng nguy hiểm này.

Đi tìm nguyên nhân gây loét vùng xương cùng

Cùng cụt là vùng da dưới đốt sống lưng cuối cùng, đây là khu vực chịu áp lực tì đè lớn khi nằm. Biến chứng loét da vùng xương cùng thường xuất hiện ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày. Nguyên nhân thường gây loét vùng xương cùng là do áp lực tì đè lớn làm cản trở máu lưu thông, không mang được oxy và các chất dinh dưỡng tới nuôi tế bào, khiến các tế bào chết đi hình thành vết loét hoại tử trên da.

Vết loét vùng xương cùng do áp lực tì đè ở người nằm liệt lâu ngày

Vết loét vùng xương cùng do áp lực tì đè ở người nằm liệt lâu ngày

Ngoài áp lực tì đè, vết loét xương cùng cụt trở nên nghiêm trọng hơn bởi các yếu tố như: Người bệnh cao tuổi, mắc phải các bệnh mạn tính; người có thân nhiệt cao hay bị sốt; chế độ dinh dưỡng kém…

Đối tượng bị loét tỳ đè vùng cụt thường là người cao tuổi, người bị liệt, người mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai nạn.

Các giai đoạn của vết loét vùng xương cùng

Trước khi xử lý vết loét xương cùng, người bệnh cần nắm được diễn tiến của vết loét thông qua 4 giai đoạn với những dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng khác nhau:

+ Giai đoạn 1: Vùng xương cùng chưa bị tổn thương nhiều, trên da xuất hiện vùng đỏ sung huyết cho thấy vết loét đang bắt đầu hình thành và phát triển.

+ Giai đoạn 2: Tổn thương xuất hiện ở vùng biểu bì và hạ bì của da, đồng thời xuất hiện các mụn nước ngoài da đỏ và đau. Vết loét lúc này giống như vết thương hở nhỏ.

Vết loét vùng xương cùng trải qua 4 giai đoạn với mức tổn thương khác nhau

Vết loét vùng xương cùng trải qua 4 giai đoạn với mức tổn thương khác nhau

+ Giai đoạn 3: Tổn thương hình thành suốt chiều dày của da khiến các mô dưới da bị ảnh hưởng, vết loét dần trở thành vết thương sâu.

+ Giai đoạn 4: Vết loét bị tổn thương nghiêm trọng, các mô xung quanh bắt đầu chết khiến bắp thịt hoặc xương bên dưới bị tổn thương.

Cách chăm sóc và xử lý vết loét xương cùng

Xử lý vết loét xương cùng cần đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh vô trùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, hoại tử.

Làm sạch vết loét, loại bỏ các mô hoại tử

+ Vết loét tỳ đè vùng cụt cần được làm sạch bằng nước muối sinh lý và thuốc sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn và các mô hoại tử. Tuyệt đối không sử dụng oxy già, chlorhexidine vì sẽ gây chết những mô lành, khiến vết thương lâu lành hơn.

Vết loét ở giai đoạn nặng cần được can thiệp y tế để loại bỏ tổ chức hoại tử

Vết loét ở giai đoạn nặng cần được can thiệp y tế để loại bỏ tổ chức hoại tử

+ Nếu vết loét vùng cụt đã ở giai đoạn nặng cần can thiệp y tế để loại bỏ các tổ chức hoại tử. Lúc này, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ đảm bảo an toàn.

Thoa gel trị vết loét Oatrum Gold

Với khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao, gel Oatrum Gold giúp điều trị vết loét do tì đè đem lại hiệu quả. Nhờ ứng dụng thành công hoạt chất Berberine, Oatrum Gold khi thoa lên vết loét sẽ ngay lập tức tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường xung quanh, đồng thời giúp làm dịu da, giảm sưng đau rát, tấy đỏ viêm.

Khi phối hợp cùng các thành phần thảo dược khác, sản phẩm giúp thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo các tế bào da mới, nhanh liền da và ngăn ngừa thâm sẹo.

Để xử lý vết loét xương cùng đạt hiệu quả, người bệnh nên sử dụng Oatrum Gold 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.

Sử dụng gel Oatrum Gold để điều trị vết loét

Sử dụng gel Oatrum Gold để điều trị vết loét

Băng vết loét

Vết loét sau khi được làm sạch và thoa gel Oatrum Gold cần dùng băng gạc để băng lại. Điều này sẽ giúp bảo vệ vết loét khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời tránh ma sát vết loét lên quần áo và chăn đệm, giúp giữ độ ẩm vết loét, tăng tốc độ làm lành vết thương.

Giảm áp lực tì đè lên vùng xương cùng

+ Để giảm áp lực tì đè lên vùng xương cùng cụt, người nhà cần hỗ trợ người bệnh chuyển đổi tư thế nằm thường xuyên. Thay vì nằm ngửa, sau mỗi 2 tiếng nên xoay người bệnh nằm nghiêng hoặc nằm sấp.

+ Sử dụng đệm lót có khả năng lún sâu cho người bệnh nằm để đảm bảo máu lưu thông bình thường.

Cứ 2 tiếng thay đổi tư thế 1 lần để giảm áp lực tì đè

Cứ 2 tiếng thay đổi tư thế 1 lần để giảm áp lực tì đè

Chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình xử lý vết loét xương cùng, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đóng vai trò quan trọng. Khi có chế độ dinh dưỡng đầy đủ người bệnh sẽ có sức đề kháng làm tăng khả năng tự chữa lành tổn thương. Do đó, cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất cho người bệnh: tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất.

Tăng cường xoa bóp giúp lưu thông máu

Khi chăm sóc vết loét cho người bệnh, cần thường xuyên xoa bóp để làm giãn tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu dưới da, đưa dinh dưỡng và oxy tới nuôi vùng da bị loét, từ đó giúp vết loét nhanh lành.

Nếu vết loét tiến triển nghiêm trọng, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status