Người bị thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì để bệnh mau khỏi

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mắc bệnh thủy đậu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lành bệnh. Vậy bị thủy đậu nên ăn gì, không nên ăn gì giúp hỗ trợ điều trị các tổn thương mau hồi phục và không để lại sẹo xấu? Dưới đây là chế độ dinh dưỡng người bệnh nên tuân thủ.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh ngoài da lành tính, thường chỉ cần điều trị tại nhà sau 10 – 15 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khi thời gian điều trị bệnh kéo dài do cách chăm sóc và dùng thuốc không đúng cách. 

 Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

•    Những phỏng nước trên da dễ bị nhiễm trùng khi chúng bị vỡ. Nếu không được chăm sóc vệ sinh, sát khuẩn đúng cách những vết loét có thể lan rộng gây bội nhiễm.

•    Ở trẻ nhỏ khi bị thủy đậu thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Nhưng nếu để vết thương bị nhiễm trùng trẻ có thể bị sốt cao dẫn đến co giật, viêm não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

•    Đối với người lớn khi mắc bệnh thủy đậu rất dễ gặp phải biến chứng phù phổi do ứ đọng nước trong phổi. Gây khó thở, ngưng thở khi ngủ.

•    Đối với phụ nữ mang thai nếu không may mắc phải căn bệnh này, có thể lây truyền sang con dẫn đến dị tật bẩm sinh, thai yếu, động thai thậm chí sẩy thai.

•    Các mụn nước của thủy đậu có thể mọc ở nhiều vị trí như trong tai, họng. Gây viêm tai giữa, viêm họng cấp…

Hiểu được những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu, bạn nên có phương pháp chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh không biến chuyển nặng nề hơn.

Người bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?

  • Các loại trái cây

Các loại trái cây như dưa hấu, dưa chuột, dâu tây, cà chua có chứa rất nhiều vitamin A, chất chống oxy hóa, chống viêm như carotenoid, triterpenoid giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu diệt virus gây bệnh và ngăn ngừa để lại sẹo thâm trên da.

 Nước ép cà chua giúp các nốt phỏng nhanh xẹp mà không bị vỡ

Nước ép cà chua giúp các nốt phỏng nhanh xẹp mà không bị vỡ

Đặc biệt với dưa chuột khi các tổn thương đã lành bước vào giai đoạn lên da non, bạn có thể thái mỏng đắp lên da, giúp giảm vết thâm hiệu quả.

  • Chè đậu đỏ

Chè đậu đỏ hay đậu đen là món ăn giải nhiệt vô cùng bổ dưỡng. Món ăn này đặc biệt thích hợp với những người bị thủy đậu, phát ban, dùng kháng sinh lâu ngày, chán ăn, miệng đắng…

  • Uống đủ nước

 Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể

Cung cấp cho cơ thể từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày là cách hiệu quả giúp người bị bệnh thủy đậu thanh lọc cơ thể, giải độc. Ngoài nước lọc bạn có thể sử dụng những loại trà thảo mộc, nước ép trái cây vừa có tác dụng thanh nhiệt mà còn bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các loại vitamin trong nước ép trái cây còn thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. 

Bệnh thủy đậu không nên ăn gì?

  • Các loại thực phẩm từ bơ sữa

Các loại thực phẩm chế biến từ sữa như sữa tươi, bánh sữa, sữa chua, kem… đều là những sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng lại khiến da tiết ra một lượng chất nhờn lớn. Điều này khiến bạn khó có thể kiểm soát được mức độ thông thoáng của da trong giai đoạn bị bệnh.

 Người bị thủy đậu không nên ăn sữa chua

Người bị thủy đậu không nên ăn sữa chua

Giai đoạn bị bệnh bề mặt da của bạn luôn cần được thông thoáng, giữ vệ sinh, kháng khuẩn để bệnh mau chóng phục hồi. Các nốt mụn nước bị vỡ mau khô, đóng vảy và tái tạo da mới.

  • Trái cây giàu vitamin C

Vitamin C rất tốt cho da nhưng khi xuất hiện những vết loét thì tác dụng ngược lại. Hàm lượng axit cao trong các loại trái cây có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình phục hồi. Các loại hoa quả có múi như cam, bưởi, quýt, chanh… thường chứa rất nhiều vitamin C. 

Vitamin C chỉ tốt cho da trong quá trình da phục hồi hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn lên da non. Chúng giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen hình thành tế bào da mới.

  • Thức ăn cay nóng và mặn

Các nốt mụn của thủy đậu thường xuất hiện trong miệng, họng của người bệnh. Các thức ăn cay và mặn có thể gây kích ứng và làm các vết loét khó lành hơn.

 Người bị thủy đậu không nên ăn mì tôm

Người bị thủy đậu không nên ăn mì tôm

Các món ăn vặt như bim bim, gà rán, xúc xích, hoa quả chua… đều là những món ăn bạn nên tránh trong thời gian bị bệnh.

  • Ngũ cốc nguyên hạt

Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều arginine, một loại axit amin có khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng của virus. Khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn do virus được nuôi dưỡng khỏe mạnh hơn.

Chính vì vậy trong thời gian bị bệnh thủy đậu bạn không nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu phộng, hướng dương, nho khô, mè đen…

Cách chăm sóc người bị thủy đậu tại nhà 

Ngoài việc cần quan tâm đến việc người bị thủy đậu kiêng những gì hay nên ăn gì để bệnh mau khỏi. Trong chế độ sinh hoạt cũng như dùng thuốc cũng cần đúng và đủ để bệnh thủy đậu không gây ra những biến chứng nguy hiểm.

 Rửa tay thường xuyên với xà phòng

Rửa tay thường xuyên với xà phòng

•    Người bệnh cần chủ động cách ly với các thành viên trong gia đình như phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

•    Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn thường xuyên nhất là trước và sau bữa ăn.

•    Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người khác.

•    Sử dụng riêng bát đũa, khăn tắm, chăn gối… và một số đồ dùng cá nhân khác.

•    Tắm rửa và thay quần áo hàng ngày. Sau khi tắm dùng khăn bông mềm chấm khô người và dùng xanh methylen sát khuẩn các mụn nước.

•    Không tự ý chọc các mụn nước vỡ ra để bôi thuốc, dẫn đến mụn nước lây lan rộng hơn và có nguy cơ nhiễm trùng.

•    Không tự ý uống hay bôi bất kỳ loại thuốc nào. Cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để không điều trị bệnh sai hướng.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status