Kinh nghiệm dân gian từ ngàn đời nay cho rằng khi bị phỏng dạ cần kiêng gió, kiêng nước. Vậy rốt cuộc người bị phỏng dạ có được tắm không và tắm như thế nào để đảm bảo an toàn nhất?
Nguyên nhân gây bệnh
Phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng da cấp tính do virus varicella-zoster một loại virus gây bệnh thủy đậu gây ra. Bệnh có thể mắc phải ở các độ tuổi khác nhau nhưng đa phần là ở trẻ nhỏ sức đề kháng kém và chưa đến độ tuổi tiêm phòng vacxin.
Bệnh phỏng dạ do virus varicella-zoster
Biểu hiện của bệnh là bắt đầu với những cơn sốt nhẹ, mệt mỏi sau 24 – 42 tiếng trên bề mặt da có nổi những nốt đỏ ẩn dưới da và dần nhô lên bề mặt, kèm theo dịch mủ bên trong có màu trắng rồi chuyển sang màu trắng đục khi kích thước mụn to dần.
Đặc trưng của bệnh là những nốt mụn mọc khắp cơ thể với nhiều độ tuổi khác nhau. Trung bình cứ khoảng 3 – 4 ngày, một đợt mụn mới mọc lên. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh sẽ khỏi sau 10 – 12 ngày và để lại sẹo.
Phỏng dạ có được tắm không?
Như đã nói ở phần trên bệnh phỏng dạ là bệnh nhiễm trùng da trên bề mặt các tổn thương có rất nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Việc vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vết thương thông thoáng là cách tốt nhất để bệnh mau chóng khỏi. Hơn nữa khi bị phỏng dạ người bệnh thường bị sốt việc tắm với nước ấm có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
Người bị phỏng dạ có được tắm không
Việc kiêng nước không tắm, không rửa tay, vệ sinh cá nhân trong thời gian bị bệnh, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Đây là điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn làm tình trạng bệnh nặng thêm và tăng nguy cơ bội nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Vậy bạn có thể giải tỏa thắc mắc phỏng dạ có được tắm không? Nhưng đối với người bị phỏng dạ tắm như thế nào an toàn nhất?
Bị phỏng dạ tắm thế nào an toàn nhất
Phỏng dạ không cần kiêng tắm nhưng không có nghĩa là tắm như người bình thường. Việc vệ sinh cá nhân cho người bị phỏng dạ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
• Không dùng sữa tắm, xà bông và các loại mỹ phẩm chăm sóc da để tắm trong thời gian bị bệnh.
• Tắm với nước ấm. Không tắm với nước lạnh để tránh kích thích tổn thương.
• Không tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm quá 15 phút.
• Tắm ở phòng kín, có nhiệt độ ấm áp tránh gió lùa.
• Khi tắm cần nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các mụn nước có thể gây nhiễm trùng.
• Sau khi tắm dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng thấm khô người, lựa chọn quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Tránh mặc quần áo bó sát khiến các nốt phỏng bị vỡ.
• Sử dụng dung dịch sát khuẩn chấm lên các tổn thương trên da như xanh methylen, cồn đỏ…
Bị phỏng dạ tắm lá gì
Trong dân gian có một số loại thảo dược có thể dùng lá để tắm chữa bệnh phỏng dạ rất hiệu quả như lá tre, lá sầu đâu, lá kinh giới, lá trầu không, rễ cây chút chít vàng… Thành phần của các loại thảo dược này có chứa thành phần kháng viêm tự nhiên giúp khô vết thương nhanh hơn giúp giảm sưng ngứa, kháng viêm hỗ trợ và điều trị bệnh phỏng dạ rất hiệu quả.
Bị phỏng dạ tắm lá kinh giới
Nhưng lưu ý khi tắm những loại thảo dược này cần rửa sạch và đun nước để tắm. Không dùng lá tươi giã nát đắp trực tiếp lên da vì có thể khiến tổn thương bị nhiễm trùng nặng hơn do vi khuẩn có thể còn tồn tại trong lá.
Việc sử dụng những loại thảo dược để tắm rất tốt nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tắm. Vì cơ địa của từng người hoàn toàn khác nhau có thể người này phù hợp như người khác thì không.
Cách phòng tránh bệnh phỏng dạ
Cho đến nay bệnh phỏng dạ đã có vacxin tiêm phòng nên số ca mắc bệnh cũng giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, để phòng bệnh hiệu quả những người bị phỏng dạ cần được cách ly không đến những nơi đông người, đặc biệt không tiếp xúc với những phụ nữ có thai, và trẻ nhỏ. Do đây là hai đối tượng có sức đề kháng kém và có thể chưa được tiêm phòng vacxin do chưa đủ tuổi. (trẻ em >1 tuổi mới tiêm vacxin phòng thủy đậu).
Bị phỏng dạ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cá nhân
Phụ nữ có thai mắc phải căn bệnh này có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc chết lưu trong quá trình mang thai rất nguy hiểm. Những người chăm sóc và tiếp xúc với người bị bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng thường xuyên. Để phòng tránh tối đa nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt với những người chưa từng mắc thủy đậu nguy cơ lây bệnh là rất cao.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, nhỏ mắt, mũi với nước muối sinh lý 0,9%. Nhất là sau khi đến bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi, nơi công cộng… Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn là cách hiệu quả phòng tránh bị lây nhiễm virus.
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt là các loại rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Thường xuyên tập thể dục, thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.
>> Có thể bạn quan tâm: