https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Nanh sữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên biết

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên biết

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải, thường bắt gặp trong giai đoạn bé sơ sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bé lười ăn chán ăn khiến mẹ vô cùng lo lắng. Do vậy các mẹ cần nắm được bản chất của hiện tượng này để từ đó biết cách đối phó cho hiệu quả.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Các chuyên gia y tế cho rằng, nanh sữa còn được gọi là nang lợi ở trẻ sơ sinh. Trong dân gian còn gọi hiện tượng mọc nanh sữa là mọc đẹn, tức là những đốm màu trắng nhỏ hay xuất hiện trên lợi của trẻ sơ sinh. Nhiều người cho rằng đó là triệu chứng cho thấy bé đang bị thừa canxi hoặc là do cặn sữa bám lại không được vệ sinh miệng tốt.

Nhưng trên thực tế đó chính là các nanh sữa của trẻ sơ sinh. Đó là một tổn thương lành tính, đa phần trường hợp bị nanh sữa sẽ tự biến mất sau 2 – 5 tuần sau khi bé sinh mà không hề để lại dấu vết gì. Tuy nhiên trong giai đoạn này nanh sữa cũng sẽ gây ra những biểu hiện tương đối khó chịu, làm ảnh hưởng tới bé.

 Nanh sữa thường xuất hiện ở niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới.

Nanh sữa thường xuất hiện ở niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới.

Trẻ sơ sinh bị mọc nanh sữa thường có biểu hiện lâm sàng đặc trưng đó là ở dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên hay cả hàm dưới của trẻ sẽ mọc một hoặc rất nhiều các nốt màu trắng (có thể là màu vàng nhạt). Nốt này mọc ngay trên bề mặt, rất nông, không sâu, kích thước các nang khoảng 2 – 3mm, nhiều trường hợp nang có thể to đến 1cm.

Đọc thêm: Dấu hiệu bé mọc răng nanh và cách chăm sóc con

Tại sao trẻ sơ sinh lại mọc nanh sữa?

- Do thoái hóa của biểu mô sừng hóa: khi biểu mô sừng hoá của trẻ bị thoái hoá sẽ khiến cho chất keratin ở trong lòng vỏ nang (vỏ nanh sữa) cũng thoái hoá theo. Từ đó khiến các mảnh vụn tế bào trong khi hình thành răng sữa sót lại ở dưới hàm sẽ hình thành nên các nanh sữa có màu trắng.

- Trường hợp nanh sữa ở trẻ sơ sinh mà xuất hiện ở vòm miệng của trẻ rất có thể là do các mảnh vụn ở các tế bào tuyến nước bọt bị vùi lấp dưới niêm mạc khi mang thai.

- Ngoài ra do trong quá trình bé sơ sinh mọc răng sữa có một số tế bào, bao gồm có biểu mô lá răng tham gia vào việc tạo răng bị sót lại và hình thành nên nanh sữa.

Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế nanh sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở giai đoạn bé từ 0 – 3 tháng tuổi. Cũng có trường hợp xuất hiện muộn hơn 1 chút nhưng ít khi xảy ra khi bé đã trên 8 tháng tuổi bởi vì lúc đó bé gần như đã mọc răng sữa bình thường.

 Nanh sữa ở trẻ sơ sinh không được chăm sóc tốt sẽ gây nhiễm trùng.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh không được chăm sóc tốt sẽ gây nhiễm trùng.

>> Tìm hiểu thêm: Mẹ nên biết bé nóng sốt mọc răng cần xử lý như thế nào?

Hầu hết những trường hợp bé mọc nanh sữa không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nhưng về cơ bản là những triệu chứng của nanh sữa khiến bé đau nhức, ngứa ngáy, bé cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khó, bé bỏ bú và bỏ ăn… Nhiều trường hợp trẻ còn bị sưng đau quá mức do bị nhiễm khuẩn vì không chăm sóc đúng cách.

Nói cách khác nếu trẻ sơ sinh mà mọc răng nanh nhưng lại không có biện pháp chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ khiến cho bé bị nhiễm khuẩn. Tức là lớp niêm mạc lợi ở xung quanh rìa đốm trắng sẽ bị chuyển sang màu đỏ do viêm, gây sưng đau, dẫn tới lở loét và khiến các bé bị sốt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Bài viết hữu ích: Bé mọc rặng hàm trong bao lâu thì xong?

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh mọc răng sữa?

Điều quan trọng khi bé mọc răng nanh sữa đó là các mẹ hãy quan sát các triệu chứng của con. Nếu như bé không có những dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, chán ăn thì mẹ có thể yên tâm bởi vì trẻ vẫn rất khỏe mạnh.

Lúc này mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày và quan sát kỹ lưỡng tình trạng nanh sữa là được. Vệ sinh tốt tầm khoảng 1 đến 2 tuần là nanh sữa của bé cũng sẽ tự tiêu biến mà không hề để lại bất kỳ một dấu vết gì.

 Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng mỗi ngày cho con với nước muối sinh lý.

Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng mỗi ngày cho con với nước muối sinh lý.

Bên cạnh đó nếu muốn loại bỏ hẳn nanh sữa ở trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng cách sau: dùng miếng khăn mềm hoặc là gạc sạch đem thấm vào nước muối pha loãng. Trước đó mẹ quấn miếng gạc đó vào ngón tay, khi nhúng xong đưa vào vùng lợi đang mọc nanh sữa của bé nhẹ nhàng lau, mỗi ngày thực hiện 3 - 4 lần là chúng sẽ biến mất.

Ngoài ra nếu như bé mọc nanh sữa kèm theo triệu chứng sốt cao, sưng đau, bé bỏ ăn bỏ bú, thường xuyên quấy khóc cả ngày lẫn đêm mẹ phải cho con tới gặp bác sỹ ngay. Tại đây bác sỹ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bé yêu. Mẹ tuyệt đối không nên áp dụng các cách dân gian bởi có thể gây nhiễm trùng cho bé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46