Hóc xương cá là một trong những tai nạn mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ bị hóc xương cá thường có cảm giác đau, khó chịu, trẻ quấy khóc và sợ hãi… Do đó mẹ cần áp dụng ngay mẹo xử trí dưới đây để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu điển hình khi trẻ bị hóc xương cá
Khi bị hóc xương cá, không phải trẻ nào cũng có thể nói về tình trạng mình đang gặp phải, đặc biệt là những trẻ nhỏ. Vì vậy, trong quá trình cho bé ăn, cha mẹ cần tập trung chú ý các biểu hiện của bé. Thường những trẻ bị hóc xương cá sẽ có những biểu hiện điển hình như:
+ Bé đột nhiên la khóc.
+ Không há miệng và gạt thức ăn ra khi mẹ đút.
+ Trẻ nuốt đau, đau họng, khó nuốt.
+ Trẻ khó chịu, quấy khóc và chảy nước dãi.
+ Một số trường hợp xương mắc vào thanh quản khiến giọng trẻ trở nên khàn đi.
Hóc xương cá khiến trẻ khó chịu, nuốt đau
Xử trí khi trẻ bị hóc xương cá
Trong trường hợp trẻ bị hóc xương cá cha mẹ chú ý nên xử trí bằng các cách như:
+ Ổn định tâm lý trẻ: Trẻ bình tĩnh, không quấy khóc thì các bước tiếp theo mới có thể thực hiện được.
+ Tìm vị trí bị hóc xương: Cho trẻ há miệng to ra, dùng đèn pin soi vào cổ họng trẻ để tìm vị trí xương bị mắc.
+ Gắp xương ra: Khi xác định được vị trí của xương thì cha mẹ có thể dùng kẹp để gắp xương ra. Đối với những chiếc xương cá nhỏ, cha mẹ có thể rửa sạch tay và cho tay vào miệng chặn lưỡi lại. Cách làm này sẽ kích thích trẻ nôn, xương cá cũng theo đó mà đi ra ngoài
Các cách xử trí trên được áp dụng trong những trường hợp hóc xương cá nhẹ. Đối với trường hợp nặng khi trẻ quá đau và không thể nhìn thấy xương cá cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí kịp thời.
Xử trí kịp thời khi trẻ bị hóc xương cá
>> TÌm hiểu thêm: Hướng dẫn cha mẹ cách massage bụng cho trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian hay chữa hóc xương cá ở trẻ em
Dân gian có rất nhiều mẹo chữa hóc xương cá hay và mang lại hiệu quả cao. Cha mẹ có thể áp dụng để xử trí trong những trường hợp cần thiết.
+ Cho bé ngậm vitamin C: Trẻ ngậm viên vitamin C sẽ khiến xương cá mềm ra và trôi xuống cổ.
+ Cho bé ngậm vỏ cam: Vỏ cam cũng có tác dụng như vitamin C. Trong trường hợp trẻ bị mắc xương cá, cho bé ngậm vỏ cam sẽ khiến xương cá mềm ra và tự trôi xuống cổ.
+ Cho bé ngửi tiêu xay: Cách này chỉ nên áp dụng khi trẻ mắc xương cá nhỏ và ở vị trí nông. Ngửi tiêu xay khiến bé muốn hắt hơi. Trẻ hắt hơi sẽ làm cho xương cá văng ra ngoài một cách dễ dàng.
Có rất nhiều trường hợp trẻ bị hóc xương cá cha mẹ xử trí bằng cách cho trẻ nuốt miếng cơm lớn để đẩy xương cá xuống. Tuy nhiên, cách làm này khá nguy hiểm vì nó sẽ khiến bé bị mắc nghẹn. Đồng thời khiến cho xương đâm càng sâu và có thể gây tổn thương cho bé.
Không phải cách chữa hóc xương cá bằng mẹo dân gian nào cũng mang lại hiệu quả cao với tất cả các trẻ. Vì vậy tùy từng mức độ mà cha mẹ có thể cân nhắc. Những trường hợp nặng xương cá mắc quá sâu và kích thước lớn cha mẹ nên nhờ bác sĩ can thiệp để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Biện pháp phòng hóc xương cá ở trẻ
Cá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Vì vậy cha mẹ luôn dành sự ưu tiên cho loại thực phẩm này để chăm sóc sức khỏe con yêu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý khi chế biến cá cho trẻ để tránh những sự số đáng tiếc xảy ra.
Đảm bảo lọc hết xương khi chế biến cá làm thức ăn cho trẻ
+ Nên sử dụng những loại cá lớn, ít xương để chế biến món ăn cho trẻ.
+ Tốt nhất cha mẹ nên lọc xương trước khi nấu. Kiểm tra kỹ càng trước khi cho trẻ ăn để đảm bảo không còn sót các xương dăm nhỏ.
+ Cha mẹ có thể hầm nhừ cá cho xương nhừ trước khi cho con ăn.
+ Đối với những trẻ lớn cha mẹ nên dặn dò trẻ tự kiểm soát trước khi ăn cá, tạo cho trẻ thói quen tự nhằn xương khi ăn cá.
+ Với trẻ nhỏ cha mẹ cần gỡ hết xương trước khi cho trẻ ăn để tránh rủi ro.
Trong trường hợp trẻ bị hóc xương cá cha mẹ cần xác định mức độ nguy hiểm và nhanh chóng có những biện pháp kịp thời để can thiệp, tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
>> Có thể bạn quan tâm: