Cần phải làm gì khi trẻ bị hăm tã hay cứ để yên cho bệnh tự khỏi là vấn đề đang chiếm nhiều sóng trên các trang diễn đàn và mạng xã hội của mẹ bỉm sữa. Nhưng quả thật, đã là mẹ, dù có sỏi đá và cứng rắn đến bao nhiêu thì cũng sẽ phải “mềm” khi con bị bệnh. Vì cũng như các bệnh khác, nếu để quá lâu và không điều trị, hăm tã có thể khiến gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
5 cấp độ của hăm tã mẹ đã biết chưa?
Vẫn biết hăm tã là bệnh viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng hăm tã có những 5 cấp độ thì quả là một điều lạ lẫm với nhiều người. Theo các chuyên gia, các mẹ chỉ thường áng chừng các biểu hiệu như đỏ rát, sưng nề, căng da ở vùng bẹn và mông để chuẩn đoán đó là hăm tã nên đôi khi có thể bỏ qua “thời điểm vàng” trong chữa trị bệnh.
Về cơ bản, hăm tã được chia thành 5 cấp độ bao gồm:
- Hăm tã cấp độ 1: Hăm tã ở dạng nhẹ với các dấu hiệu như vị trí vùng da mặc tã ửng hồng ở diện tích nhỏ, có thể xuất hiện mụn nhỏ. Giai đoạn này rất khó phát hiện vì da bé tuy ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo.
Các cấp độ hăm tã ở trẻ mọi mẹ nên biết
- Hăm tã cấp độ 2: Diện tích ửng đỏ trên da bé vẫn ở mức nhỏ nhưng ở cấp độ này thì vết ửng đỏ đã xuất hiện nhiều hơn và rải rác quanh vùng mặc bỉm.
- Hăm tã cấp độ 3: Giai đoạn hăm tã ở mức độ trung bình, lúc này vết ửng đỏ đã xuất hiện với diện tích lớn hơn, vết hăm cũng đậm, rõ ràng và dày đặc hơn. Do biểu hiện khá rõ ràng nên ở cấp độ này hầu như các mẹ đều có thể chuẩn đoán chính xác hăm tã ở trẻ.
- Hăm tã cấp độ 4: Những vết hăm ở cấp độ này đã rõ rệt và xuất hiện nhiều hơn, thậm chí có thể có cả nốt sẩn trên da, da bé cũng có thể hơi sưng, đỏ, có mụn mủ khiến bé khó chịu, đau đớn, quấy khóc.
- Hăm tã cấp độ 5: Được xem là hăm tã ở mức độ nặng khi da bé trở nên đỏ nhiều hơn, các vết hăm cũng lan rộng và xuất hiện trên diện tích lớn, da bị sưng và phù nền nặng. Thậm chí những vết sẩn ở vùng hăm tã có thể có mủ, lở loét và dễ nhiễm trùng.
Vệ sinh không sạch sẽ là căn nguyên gây hăm tã ở trẻ
Nguyên nhân gây ra hăm tã thì có nhiều nhưng các chuyên gia khẳng định rằng, việc thường xuyên phải mặc tã và không được vệ sinh vùng mông, bẹn một cách sạch sẽ, cẩn thận khiến trẻ phải tiếp xục với phân và nước tiểu trong thời gian dài chính là tác nhân chính gây kích ứng da và dẫn đến bệnh hăm tã ở trẻ. Bên cạnh đó, việc sử dụng tã bỉm không đảm bảo chất lượng, có khả năng thấm hút kém hoặc trẻ bị đi ngoài, sử dụng kháng sinh cũng có thể dẫn đến hăm tã ở trẻ.
Xem thêm: Trẻ bị hăm tã có cần gặp bác sĩ không?
Vậy cần làm gì khi trẻ bị hăm tã?
Phát hiện trẻ bị hăm tã, phần lớn nhiều bà mẹ đều lo lắng, hoang mang và tìm mọi cách để giúp con hết bệnh nhanh chóng nhất. Nếu như trước đây, khi y học hiện đại chưa phát triển, mỗi lần trẻ bị hăm tã các mẹ thường tìm ngay đến các bài thuốc dân gian từ chè xanh, trầu không, lá khế để tắm rửa cho trẻ thì hiện nay nhiều mẹ trở nên thông thái hơn. Họ tìm đến các sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên để vẫn giữ được sự an toàn, thân thiện nhưng lại được chứng minh về hiệu quả trị hăm. Tiêu biểu trong số này là sản phẩm gel Oatrum Kids.
Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, Oatrum Kids tạo ra một màng sinh học bao ngoài vùng da bị hăm nên nhanh chóng giúp giảm đau, rát, loét, ửng đỏ, ngứa ngáy khó chịu ở trẻ. Đồng thời giúp tái tạo biểu mô da, cung cấp dưỡng ẩm cho da, giúp trẻ hết hăm tã chỉ sau 2-3 ngày sử dụng.
Cách sử dụng Oatrum Kids cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần rửa sạch vùng da trẻ bị hăm tã, thấm khô bằng khăn sạch sau đó thoa một lớp mỏng Oatrum Kids lên khu vực da bị hăm. Lưu ý là cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da ở trẻ.
Không sử dụng kem bôi có chứa corticoid khi trẻ đang bị hăm
Ngoài việc cho bé sử dụng gel Oatrum Kids, mẹ cần giữ da trẻ thoáng mát, cho trẻ mặc quần rộng rãi, hạn chế đóng bỉm và tuyệt đối không sử dụng phấn rôm, kem bôi có chứa corticoid, sữa tắm có chất tẩy rửa, tạo bọt, tạo mùi vì chỉ khiến tình trạng hăm tã ở trẻ trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ nên áp dụng khi hăm tã ở 3 cấp độ đầu tiên, còn với cấp độ 4 và 5 thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ. Tạm kết
Thay vì cứ thắc mắc phải làm gì khi trẻ bị hăm tã hoặc lên diễn đàn kêu than, mẹ hãy tung ra ngay những tuyệt chiêu đối phó với hăm tã đã hướng dẫn ở bài viết. Các mẹ cần nhớ rằng, trẻ dẫu nhỏ nhưng đều cảm nhận được tất cả những gì diễn ra xung quanh nên nếu được chăm sóc, yêu thương, trở che, dỗ dành một cách tận tâm thì sẽ ngoan ngoãn và khỏe mạnh. Tương tự như hăm tã, chỉ cần phát hiện sớm, sử dụng Oatrum Kids là sẽ tự động bị quy phục và đầu hàng.
Xem thêm: Mẹo trị hăm tã cho bé cực hiệu quả bằng lá chè
Tìm hiểu thêm: Cách trị hăm tã cho trẻ bằng lá trầu không