Loét tỳ đè là gì? Tất tần tật những kiến thức cần biết để xử trí vết loét hiệu quả

Loét tỳ đè là gì? Nguyên nhân gây loét do đâu? Có bao nhiêu cấp độ? Nếu người bệnh tìm được câu trả lời cho những thắc mắc này sẽ thật dễ dàng để đưa ra phác đồ điều trị cũng như biết cách phòng ngừa vết loét tỳ đè hiệu quả.

Loét tỳ đè là gì?

Loét tỳ đè là gì? Đó là những chấn thương xuất hiện trên da hoặc các mô dưới da được hình thành do áp lực đè lên da ở tư thế cố định trong một thời gian dài.

Loét tỳ đè thường xuất hiện ở những khu vực bao phủ xương như: gót chân, mắt cá chân, hông, xương cụt.

Đối tượng có nguy cơ gặp phải loét tỳ đè là: người bị liệt, người nằm viện dài ngày, người mắc bệnh lý nặng hay mạn tính…

Vết loét tỳ đè là những chấn thương xuất hiện trên da hoặc các mô dưới da

Vết loét tỳ đè là những chấn thương xuất hiện trên da hoặc các mô dưới da

Nguyên nhân bị loét tỳ đè

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng loét tỳ đè là do dòng máu lưu thông đến khu vực bị tỳ đè tắc nghẽn dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng da và các mô. Khi máu không lưu thông đồng nghĩa với vùng da bị tỳ đè không có chất dinh dưỡng, dẫn tới chết mô, hình thành nên vết loét và hoại tử.

Bên cạnh đó, những yếu tố có khả năng quyết định đến mức độ tổn thương của vết loét đó là: độ ẩm trên da; lực ma sát tại chỗ; cảm giác đau của người bệnh; chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh; chế độ vệ sinh, chăm sóc người bệnh…

Các cấp độ của loét tỳ đè

Dựa vào mức độ tổn thương mô vết loét tỳ đè được phân chia thành 4 giai đoạn khác nhau. Việc phân chia cấp độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4 cấp độ của vết loét tỳ đè

4 cấp độ của vết loét tỳ đè

+ Cấp độ 1: Vết loét ở cấp độ này chưa hình thành rõ ràng, vì vậy người chăm sóc cần tinh ý quan sát các dấu hiệu thay đổi như: Nhiệt độ của da; cảm giác ngứa, đau; độ chắc của da… Khi vết loét hình thành vùng da sẽ chuyển sang màu đỏ, kém đàn hồi, tiếp đến chuyển thành màu xanh hoặc đỏ tía.

+ Cấp độ 2: Vết loét đã rõ ràng hơn thể hiện qua dấu hiệu vùng da dầy lên, mất liên hệ với lớp biểu bì xung quanh, chân bì. Tiếp đến là vết loét trợt nông hoặc loét thành hố xuất hiện.

+ Cấp độ 3: Tình trạng vết loét ngày càng nghiêm trọng khi vùng da chết bị lột ra, vết loét ăn sâu vào các tổ chức dưới da đến lớp cận cơ, nhìn bên ngoài sẽ thấy một hố loét sâu, đáy ổ loét lan ra xung quanh. Cảm giác đau đớn tăng dần.

+ Cấp độ 4: Toàn bộ da bị phá hủy, vết loét ăn sâu ra các tổ chức xung quanh, các mô bị hoại tử ăn sâu xuống các lớp cân cơ, dây chằng, xương khớp. Vết loét rất nghiêm trọng và tạo thành các hầm, các xoang.

Phác đồ điều trị vết loét tỳ đè

Để điều trị vết loét do tỳ đè hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xác định người bệnh đang ở cấp độ nào của vết loét để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, phác đồ điều trị được tiến hành theo các phương pháp sau:

Điều trị vết loét tỳ đè cần theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Điều trị vết loét tỳ đè cần theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Giảm áp lực tỳ đè lên vùng da ảnh hưởng

Bước đầu tiên trong phác đồ điều trị đó là cần giảm áp lực lên vùng da bị ảnh hưởng bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh, cứ 2 giờ/lần. Đồng thời sử dụng giường, đệm đặc biệt để bảo vệ da cho người bệnh.

Làm sạch, loại bỏ các mô tổn thương

Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch và loại bỏ các mô tổn thương, chết hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp tình trạng nhiễm trùng xảy ra nghiêm trọng người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa tiến hành làm thủ thuật làm sạch mủ và các mô tổn thương.

Thoa gel Oatrum Gold sau đó băng bó vết thương

Để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình liền da người bệnh nên sử dụng gel Oatrum Gold. Oatrum Gold giúp tạo lớp màng sinh học bảo vệ vết loét khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài môi trường, giúp người bệnh nhanh chóng giảm đau rát, sưng tấy đỏ.

Sau khi thoa gel Oatrum Gold bạn dùng gạc y tế băng vết thương lại để tránh tác động từ bên ngoài ảnh hưởng tới vết thương.

Thoa gel Oatrum Gold để điều trị vết loét tỳ đè

Thoa gel Oatrum Gold để điều trị vết loét tỳ đè

Sử dụng thuốc kháng sinh

Với những vết loét đã xuất hiện tổn thương sâu, rộng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống để kiểm soát cơn đau, đồng thời chống nhiễm trùng vết thương.

Chú trọng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần được đảm bảo giúp thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

Phẫu thuật

Đối với các vết loét lớn và khó chữa trị, người bệnh cần được tiến hành phương pháp phẫu thuật bằng cách sử dụng miếng cơ, da hoặc mô ở vùng da khác để che đi vết thương và tránh gây ảnh hưởng tới phần xương.

Cách phòng ngừa loét tỳ đè hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn luôn đúng, bởi vết loét tỳ đè rất khó để điều trị lành hoàn toàn, do đó, để hạn chế tối đa hiện tượng này người bệnh cũng như người chăm sóc cần có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu bằng cách:

Chăm sóc người bệnh phòng ngừa vết loét tỳ đè hiệu quả

Chăm sóc người bệnh phòng ngừa vết loét tỳ đè hiệu quả

+ Thay đổi tư thế cho người bệnh: Áp lực đè lên da là nguyên nhân chính dẫn tới vết loét, vì vậy cứ mỗi 2 giờ cần thay đổi tư thế cho người bệnh.

+ Chăm sóc da: Nếu da quá khô hoặc quá ẩm cũng làm tăng nguy cơ bị loét. Do đó, cần giữ cho da luôn sạch sẽ, khô ráo, không massage hay chà mạnh lên vùng da có nguy cơ bị loét.

+ Chú trọng chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần được đảm bảo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi da và các mô tế bào.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status