Thay tã cho bé sơ sinh tưởng đơn giản mà lại không hề dễ dàng chút nào. Nhất là với những ông bố bà mẹ lần đầu lên chức sẽ rất lóng ngóng trong vấn đề này. Nhiều trường hợp không biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh còn khiến bé bị đau và khó chịu. Thậm chí còn vô tình phải hứng chịu nguyên nước tiểu của con lên người.
Theo các chuyên gia y tế hầu hết các bé sơ sinh hiện nay đều sử dụng tã. Tã vừa tiện lợi mà còn đảm bảo vệ sinh hơn so với việc dùng tã vải trước đây. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có những mặt hại nếu mẹ không biết cách dùng tã và thay tã cho con.
Bao nhiêu tiếng phải thay tã cho bé sơ sinh một lần?
Các mẹ bỉm nên biết rằng trẻ sơ sinh bú nhiều và đi tiểu, đi vệ sinh cũng rất nhiều. Một ngày bé có thể đi ít nhất hơn 10 lần. Chính vì thế cứ 2-3 tiếng mẹ phải kiểm tra và thay tã cho con một lần, dù lúc đó tã đã đầy hay chưa thì mẹ cũng cần phải thay tã mới. Còn trường hợp phát hiện trẻ ị phân thì phải thay ngay, không được để lâu.
Trẻ sơ sinh nên thay tã cách 2-3 tiếng một lần và thay ngay sau khi bé ị phân.
Làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm, da bé mỏng manh, lỗ chân lông bài tiết chưa tốt nên nếu để bỉm quá lâu sẽ dễ dàng khiến vùng da ở trong tã của bé nổi mẩn ngứa, bị rôm sảy và hăm tã. Đặc biệt là các bé gái nếu đóng tã quá lâu còn dễ gây hăm, viêm nhiễm cơ quan sinh dục của bé, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Vì thế cho dù sau 2-3 tiếng mà bé chưa ị hay chưa đái nhiều thì mẹ cũng cần nên thay tã mới. Như vậy giúp bé cảm thấy dễ chịu mà còn phòng tránh được hăm tã xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Hăm da ở trẻ sơ sinh
Các bước thay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách
- Đầu tiên mẹ cần phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Trước khi thay tã mới cho bé, mẹ nhớ chuẩn bị sẵn 1-2 miếng tã sạch, cùng với đó là khăn giấy ướt hoặc là bông gòn, chuẩn bị nước ấm và khăn mềm sạch. Riêng với các bé đang bị hăm tã thì cần chuẩn bị sẵn một tuýp kem trị hăm để bôi vào cho bé. Mẹ có thể dùng miếng lót sơ sinh hoặc tã dán và tã quần. Nhưng giai đoạn đầu mẹ nên dùng miếng lót cho tiện và tiết kiệm, khi bé được vài tháng có thể chuyển qua tã dán.
- Tiếp đó tiến hành tháo tã cho bé: mẹ đặt bé trên tấm vải chống thấm để thay, tránh trường hợp phân hay nước tiểu có thể dây ra giường. Lần lượt tháo bỏ miếng tã, 1 tay mẹ giữ bé để bé không xoay người lung tung, lấy tay cầm nhẹ 2 cổ chân con nhấc chân bé lên, còn một tay mẹ kéo miếng tã từ rừ trước ra sau giúp chất bẩn từ hậu môn không dính vào vùng kín của bé được. Sau đó vứt miếng tã đó ra một bên.
Chuẩn bị sẵn các đồ dùng cần thiết trước khi thay tã cho bé.
>> Tìm hiểu thêm: Lý do khiến trẻ tái phát hăm tã nhiều lần
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé: đây là khâu quan trọng trong cách thay tã cho trẻ sơ sinh mà mẹ không được bỏ qua. Khi tã đã bỏ ra, mẹ dùng bông gòn hoặc khăn ướt đem nhúng vào chậu nước ấm đã chuẩn bị sẵn rồi lau sạch sẽ cho con từ đằng trước ra sau. Sau đó mẹ dùng khăn mềm khô lau khô lại cho con, giúp loại bỏ chất bẩn và làm sạch da. Nếu khi thay tã mà mẹ không rửa vệ sinh cho con, chất bẩn bám trên da sẽ rất dễ gây viêm nhiễm.
- Bước tiếp theo là mặc tã mới cho bé:
+ Mẹ mở tã ra rồi đặt miếng tã sao cho phần băng dán nằm ở phía trên, đồng thời dùng tay cầm 2 cổ chân bé nhấc mông lên, đẩy tã nhẹ nhàng xuống phía dưới ngang hông bé.
+ Tiếp theo mẹ kéo mặt trước của miếng tã lên rồi giữ một góc tã ở đúng vị trí, tay còn lại của mẹ sẽ gỡ băng keo và kéo chồng lên, dán vào mặt trước là được.
+ Đảm bảo khi tã đóng xong, kéo lên vừa khít với thắt lưng bé và chỉ để hở đủ nhét được 1 đốt ngón tay. Tránh để quá lỏng sẽ khiến nước đái bé trào ra ngoài. Đây là nguyên tắc cơ bản trong cách thay tã cho trẻ sơ sinh để đảm bảo nước tiểu luôn ngấm hết trong tã.
Vệ sinh sạch sẽ cho con với nước ấm khi thay tã.
- Bước cuối cùng đó là xử lý tã bẩn
Với những tã là tã giấy dùng một lần mẹ có thể đem đi vứt ngay vào thùng rác, bỏ trong túi gói gọn lại. Còn nếu là tã vải mẹ cần đem đi giặt, nhưng để thuận tiện thì đa phần hiện nay đều dùng tã giấy chứ ít khi dùng tã vải.
Lưu ý: việc đóng tã 24/24h hoàn toàn không tốt cho bé, kể cả là tã có tốt đến mấy cũng đều không tốt. Vì thế mẹ có thể thỉnh thoảng để con nude một lúc sau mỗi lần thay tã, như vậy sẽ giúp bé thấy khô thoáng, dễ chịu, tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm hăm tã.
>> Có thể bạn quan tâm: