Học ngay cách xử lý vết loét do tì đè chuẩn chuyên gia

Xử lý vết loét do tì đè không phải là việc dễ dàng, nếu không đúng cách không những khiến người bệnh tăng thêm đau đớn mà còn gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trên cơ thể. Vì vậy, học cách xử lý theo chuyên gia sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết.

Hiểu đúng về vết loét do tì đè

Vết loét do tì đè là một dạng chấn thương gây phá vỡ cấu trúc lớp da bên ngoài và mô bên dưới. Vết loét xuất hiện khi da bị đặt dưới một áp lực nặng không đổi trong một thời gian nhất định, dẫn tới hậu quả gây thiếu máu mô, các tế bào mô không được cung cấp chất dinh dưỡng và oxy dẫn đến lở loét, hoại tử da.

Vết loét do tì đè thường xuất hiện ở những người già, người bị bệnh ít vận động…

Vết loét do tì đè thường xuất hiện ở những người già, người bị bệnh ít vận động…

“Nạn nhân” của vết loét do tì đè thường là:

+ Người già trên 70 tuổi: Đây là đối tượng thường gặp vấn đề về vận động hoặc làn da dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài dẫn tới mất nước, hoặc do yếu tố chuyển hóa khác bên trong cơ thể.

+ Người sau phẫu thuật hoặc gặp phải chấn thương nặng phải nằm lâu trên giường bệnh.

+ Người bị bại liệt.

+ Người bị béo phì.

+ Người tiểu tiện, đại tiện không thể tự chủ.

+ Người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất.

+ Người bị tiểu đường, suy thận, suy tim, mắc bệnh đa xơ cứng hoặc bênh Parkinson…

Các cấp độ của vết loét do tì đè

Để phân loại các cấp độ của vết loét do tì đè, giới y học dựa vào mức độ nặng và sâu của tổn thương. Do đó, vết loét do tì đè được phân thành 4 cấp độ như sau:

Vết loét do tỳ đè gồm 4 cấp độ

Vết loét do tỳ đè gồm 4 cấp độ

+ Cấp độ 1: Vết loét do tì đè nông và nhẹ, với biểu hiện: màu đỏ (ở người da trắng) hoặc màu tím, xanh (ở người da sẫm màu hơn). Ở cấp độ này, vết loét không chuyển sang màu trắng khi áp lực được đặt lên chúng. Bên cạnh đó, lớp da bên ngoài vẫn còn nguyên, chỉ gây ngứa, đau, khi sờ vào có cảm giác ấm hơn những vùng da khác.

+ Cấp độ 2: Với cấp độ này, vết loét sẽ giống vết thương hở hoặc vết phồng rộp, bởi tổn thương đã tác động tới bề mặt lớp biểu bì hoặc lớp hạ bì, gây mất 1 lớp da dày.

+ Cấp độ 3: Vết loét sâu gây tổn thương đến các mô tế bào bên dưới lớp biểu bì. Tuy nhiên, không gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương.

+ Cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất, vết loét đã tiến triển sâu khiến vùng da và các cơ xương khớp bên dưới bị tổn thương nghiêm trọng, các mô xung quanh bắt đầu hoại tử. Ở cấp độ này nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nguy cơ nhiễm trùng và đe dọa tính mạng của người bệnh.

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý vết loét do tì đè

Xử lý vết loét do tỳ đè là kỹ thuật không hề đơn giản, đặc biệt với vết loét đã bước sang cấp độ 3 và 4. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, với vết loét do tỳ đè ở cấp độ 1 và 2, người bệnh có thể xử lý tại nhà nếu áp dụng đúng phương pháp. Với cấp độ 3 và 4 cần thiết có sự can thiệp ngoại khoa để không gây biến chứng nguy hiểm.

Xử lý vết loét do tỳ đè cấp độ 1 và 2

Ở cấp độ này việc chữa lành vết loét là điều hoàn toàn có thể nếu bạn xử lý theo cách này:

Dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết loét

Dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết loét

Bước 1: Làm sạch vết loét

+ Lau nhẹ nhàng vùng da loét bằng gạc vô trùng và nước sạch để loại bỏ vết mủ, tế bào chết hay tế bào hoại tử.

+ Rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý, thấm khô. Tuyệt đối không nên sử dụng các dung dịch kháng khuẩn khác như oxy già vì có thể gây phá hủy các tế bào bình thường khác.

Bước 2: Bôi một lớp gel Oatrum Gold lên vùng da bị loét. Sử dụng 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.

Oatrum Gold là sản phẩm chuyên biệt trong điều trị vết loét do tì đè. Nhờ ứng dụng thành công hoạt chất Berberine từ thảo dược, Oatrum Gold giúp kháng khuẩn, giảm viêm đỏ, tạo nên lớp màng sinh học bảo vệ vết loét, ngăn chặn quá trình xâm nhập của vi khuẩn và quá trình mất nước trên da.

Bôi Oatrum Gold lên vết loét 3 lần/ngày

Bôi Oatrum Gold lên vết loét 3 lần/ngày

Khi kết hợp cùng các thành phần khác như Gatuline A, Nano curcumin, tinh chất Hành tây và Panthenol… Oatrum Gold giúp giảm đau rát, giảm đỏ tấy viêm, dưỡng ẩm mềm da, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mô mới từ trong ra ngoài để thúc đẩy nhanh quá trình liền da, ngăn ngừa để lại sẹo.

Bước 3: Dùng gạc vô trùng băng vết loét để ngăn ngừa vi khuẩn và các tác động khác từ môi trường xâm nhập vào.

Xử lý vết loét do tì đè cấp độ 3 và 4

Vết loét tì đè khi đã bước sang cấp độ 3 và 4, có tổn thương sâu và hoại tử, việc điều trị tại nhà sẽ không khả quan mà cần can thiệp ngoại khoa. Do đó, người bệnh cần tới khám tại các cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt bỏ những chỗ da lột và mô hoại tử nhằm loại bỏ các tổ chức hoại tử và bị nhiễm khuẩn. Từ đó làm giảm vi khuẩn tập trung ở vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Phương pháp ghép da cũng có thể được sử dụng, tuy nhiên cần cân nhắc.

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị vết loét do tì đè

Để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị vết loét do tì đè, ngoài cách xử lý trên cần kết hợp một số yếu tố sau:

+ Giữ cho da luôn sạch sẽ, khô thoáng, đặc biệt ở những vùng da có nguy cơ bị loét.

+ Mỗi ngày nên thực hiện xoa bóp cho người bệnh từ 3-4 lần, nhất là những vùng da bị tì đè.

+ Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh (khoảng 30 phút- 1 tiếng/lần) để người bệnh thoải mái nhất.

+ Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh, nên tăng cường bổ sung các loại vitamin và uống đủ nước để vết loét nhanh hồi phục.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status