https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Hình ảnh bé bị hăm tã mẹ nào cũng nên biết

Hình ảnh bé bị hăm tã mẹ nào cũng nên biết

Vùng da nếp gấp, vùng mông của con xuất hiện những mảng mụn lớn, lở loét khiến con đau đớn khó chịu nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết con đã mắc bệnh hăm tã. Vì vậy, những hình ảnh bé bị hăm tã được thể hiện rõ ràng qua các cấp độ của bệnh là điều cha mẹ nào cũng nên biết để kịp thời điều trị cho bé.

Mẹ ơi, vùng mông con đau rát, ngứa ngáy, con bị làm sao thế này?

Chăm con kỹ từng ly từng tí nhưng chị Hiền (Hà Nội) vẫn không tránh khỏi cảm giác như muốn “phát điên” khi con quấy khóc ngằn ngặt cả ngày mà không rõ nguyên nhân. Chỉ đến khi chị Hiền phát hiện vùng mông con nổi di dít mụn, da đỏ ửng chị mới biết thì ra con khó chịu, quấy khóc là do bị bệnh hăm tã.

Con bị hăm tã rồi mẹ ơi!

Con bị hăm tã rồi mẹ ơi!

Chị thừa nhận, mặc dù hăm tã là bệnh lý dễ nhận biết nhưng không ít cha mẹ vẫn vô tình bỏ qua, chỉ đến khi hăm tã ở bé trở nặng mới tá hỏa tìm cách điều trị.

Theo chuyên gia, mọi sự khó chịu ở trẻ sơ sinh chỉ được bộc lộ thông qua tiếng khóc, vì bé làm sao nói được cho cha mẹ hiểu bé đang cảm thấy không ổn chỗ nào. Do đó, cha mẹ phải luôn luôn quan sát mọi sự thay đổi ở bé để kịp thời điều trị, tránh để bệnh trở nặng sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.

Với bệnh lý hăm tã, hầu hết các dấu hiệu đều được thể hiện rõ ràng trên cơ thể bé, đó là: Vùng mông, vùng da nếp gấp (cổ, nách, bẹn…) xuất hiện mụn đỏ, sờ vào có cảm giác nóng. Bé quấy khóc, khó chịu, đặc biệt là khi cha mẹ thay tã/bỉm. Với những trường hợp nặng, da bé bị phồng rộp, lở loét.

Đọc thêm: Trẻ bị hăm tã có cần gặp bác sĩ không?

Hình ảnh bé bị hăm tã qua 5 cấp độ và cách xử lý hiệu quả

Theo bác sĩ chuyên khoa, hăm tã ở trẻ được thể hiện rõ ràng qua 5 cấp độ. Từ những vết ửng đỏ, căng da, cho tới những vết đỏ đậm hơn làm bé đau rát. Thông thường khi cha mẹ phát hiện thì hăm tã ở trẻ đã ở cấp độ 3.

Hăm tã cấp độ 1 (cấp độ nhẹ)

 Cấp độ 1: da bé có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ

Cấp độ 1: da bé có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ

Dấu hiệu nhận biết:

- Khi bé bị hăm tã ở mức độ 1 thì ở vị trí mặc tã, da của bé sẽ có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ.

- Trên vùng da đó có thể xuất hiện những mụn nhỏ.

- Mặc dù da bé ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo.

Cách xử lý:

-Ở cấp độ 1, khi da bé mới chớm bị hăm tã, cha mẹ nên chú ý tới vấn đề vệ sinh da bé. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, mẹ thoa gel trị hăm tã Oatrum Kids cho bé để giảm nhanh các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch da kịp thời.

-Kiểm tra loại tã/bỉm mẹ đang sử dụng cho bé, tránh trường hợp da bé bị kích ứng là do tã/bỉm.

Hăm tã cấp độ 2

 Cấp độ 2: vết ửng đỏ xuất hiện trên da nhiều hơn

Cấp độ 2: vết ửng đỏ xuất hiện trên da nhiều hơn

Dấu hiệu nhận biết:

- Lúc này trên da bé xuất hiện những vết ửng đỏ diện tích nhỏ.

- Những vết ửng đỏ xuất hiện trên da nhiều hơn và nằm rải rác quanh khu vực bị bệnh.

Cách xử lý:

- Thoa gel Oatrum Kids 3 lần/ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm, làm dịu cảm giác nóng, ngứa cho bé.

- Vệ sinh da bé sạch sẽ bằng nước ấm mỗi lần bé đi vệ sinh hoặc khi mẹ thay tã/bỉm.

Hăm tã cấp độ 3 (cấp độ trung bình)

 Cấp độ 3: trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn

Cấp độ 3: trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn

Xem thêm: Bí kíp chọn bỉm cho bé hay bị hăm tã

Dấu hiệu nhận biết:

- Nếu trẻ bị hăm tã ở mức độ 3 thì trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn.

- Vết hăm cũng đậm và rõ ràng.

- Các vết hăm bắt đầu xuất hiện từ rải rác đến dày đặc.

Cách xử lý:

- Ở cấp độ 3, tình trạng hăm tã ở trẻ đang ngày càng xấu đi, cảm giác đau rát, ngứa ngáy tăng lên khiến trẻ quấy khóc, ăn kém. Vì vậy, cha mẹ nên kiên trì điều trị bằng Oatrum Kids. Sản phẩm có tác dụng ức chế vi khuẩn, liên cầu khuẩn, chống viêm, giảm ngứa… giúp điều trị hăm tã hiệu quả.

- Nên để bé “nude” nhiều hơn, thay vì quấn tã/bỉm 24/24.

- Mặc cho bé quần áo chất liệu cotton thoáng mát.

Hăm tã cấp độ 4

 Cấp độ 4: da bé trở nên đỏ dữ dội và có thể xuất hiện mụn mủ

Cấp độ 4: da bé trở nên đỏ dữ dội và có thể xuất hiện mụn mủ

Dấu hiệu nhận biết:

- Lúc này trên da bé xuất hiện những vết hăm rõ rệt và nhiều hơn

- Thậm chí xuất hiện những nốt sẩn trên da

- Da bé có thể hơi sưng

- Cuối cùng là da bé trở nên đỏ dữ dội và có thể xuất hiện mụn mủ.

Cách xử lý:

- Khi da bé đã xuất hiện mụn mủ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý bởi mụn sẽ khiến tình trạng đau rát tăng lên. Ở giai đoạn này, vấn đề vệ sinh da cần được đặc biệt chú trọng, mẹ đừng bỏ qua việc điều trị hăm cho bé bằng gel Oatrum Kids.

Sản phẩm giúp tạo lớp màng sinh học bao ngoài vùng da bị hăm, giảm cảm giác đau rát khi bị loét.

Các thành phần như: Berberin, Curcumin có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh biểu hiện ửng đỏ, thậm chí giảm mụn đỏ (nếu có)

Dexpanthenol và vitamin E giúp tái tạo biểu mô da, giảm ngứa dịu mát da, giảm khó chịu, cung cấp ẩm mang lại làn da mịn màng cho bé.

Hăm tã cấp độ 5 (cấp độ nặng nguy hiểm)

 Cấp độ 5: da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn

Cấp độ 5: da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn

Dấu hiệu nhận biết:

- Nếu ở mức độ nặng thì da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn

- Da bé bị sưng và phù nề nặng

- Diện tích tổn thương lớn hơn, những vết sẩn có mủ.

Cách xử lý:

- Kiên trì điều trị với Oatrum Kids.

- Nếu tình trạng hăm không thuyên giảm sau 3 ngày, bé xuất hiện các biểu hiện đi kèm: sốt, tiêu chảy… cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hăm tã ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị triệt để sau 3-5 ngày khi cha mẹ phát hiện kịp thời, xử lý đúng cách. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh nhằm tạo thuận lợi cho quá trình điều trị.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status