Người già nằm liệt một chỗ lâu ngày đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó xuất hiện vết loét do tỳ đè là hiện tượng diễn ra phổ biến. Để điều trị, thuốc bôi vết loét là sản phẩm được nhiều người sử dụng nhờ sự tiện lợi và đem lại hiệu quả cao.
Loét da là bệnh lý phổ biến ở người già nằm liệt lâu ngày, hoặc bị hạn chế vận động. Áp lực tỳ đè làm tan rã các mô, làm mất hoàn toàn lớp biểu bì và một phần của hạ bì. Với những trường hợp loét nặng, kéo theo ảnh hưởng tới lớp mỡ dưới da.
Ở những giai đoạn đầu, nếu sử dụng ngay thuốc bôi vết loét sẽ giúp ích cho quá trình điều trị, khiến các tổn thương nhanh lành và không để lại di chứng nguy hiểm.
Cùng điểm danh 6 loại thuốc bôi vết loét cho người già nằm liệt được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé!
1.Thuốc bôi sát trùng ngoài da
Các loại thuốc sát trùng ngoài da có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các vi sinh vật có hại tại vị trí vết loét, đồng thời ngăn ngừa chúng xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương. Với những vết loét xuất hiện mô mủ, thuốc sát trùng có thể loại bỏ nhanh chóng. Vì vậy đây là thuốc bôi vết loét rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình điều trị.
Thuốc sát trùng vết loét cần tiêu diệt được các loại vi khuẩn
Thuốc sát trùng giúp đem lại hiệu quả cao chỉ khi đảm bảo đầy đủ 4 tiêu chí sau:
+ Tiêu diệt được các loại vi khuẩn, phân hủy được lớp màng biofilms của tế bào vi khuẩn gây viêm nhiễm.
+ Dịu nhẹ, không gây tổn thương tới các mô và các tế bào ở vị trí vết loét.
+ Thẩm thấu nhanh, làm sạch sâu vùng da bị loét.
+ An toàn, không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể.
Hiện nay, thuốc sát trùng vết loét rất đa dạng, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong những loại sau: Betadine, cồn iod, povidone iod, nước muối sinh lý, oxy già, thuốc đỏ… Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% khi sát trùng vết loét được đánh giá an toàn, dịu nhẹ, không gây ảnh hưởng tới vết loét, từ đó đem lại hiệu quả hơn cả.
Với các loại thuốc sát trùng như oxy già, cồn iod… có thể gây đau xót, phá hủy các mô lành và khiến vết loét để lại sẹo xấu.
2. Kem/gel bôi ngoài da
Thông thường, thuốc bôi vết loét được bào chế dưới dạng kem hoặc gel có chứa thành phần kháng sinh như: polymycin, neomycin, sulfadiazine bạc… để tăng tác dụng diệt các chủng vi khuẩn khó bị tiêu diệt bởi chất sát khuẩn thông thường, từ đó giúp vết loét nhanh lành.
Oatrum Gold giúp vết loét nhanh lành
Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm kem/gel bôi ngoài da còn hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn so với các loại kháng sinh đường uống.
Trong số các sản phẩm bôi ngoài da, Oatrum Gold được đánh giá cao nhờ ứng dụng thành công hoạt chất Berberine, tăng tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tạo nên lớp màng sinh học bảo vệ vết loét khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài đồng thời giúp giảm đau rát, giảm đỏ tấy viêm.
Bên cạnh đó, khi Berberine kết hợp với các thành phần khác như Nano Curcumine, tinh chất Hành tây và Panthenol giúp tái tạo tế bào mô mới từ trong ra ngoài, cân bằng độ ẩm cho da, giảm sự hình thành sừng hóa, khô cứng, ngăn sẹo xấu.
3. Kem dưỡng ẩm
Vùng da loét bị khô khiến da bị co kéo gây đau đớn cho người bệnh. Vì vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm mềm vết loét, xoa dịu đau đớn, ngằn ngừa viêm da, kích thích tái tạo tế bào da mới và khiến vết loét nhanh lành.
Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn.
Kem dưỡng ẩm giúp cân bằng độ ẩm cho vết loét
Thuốc bôi vết loét là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình điều trị. Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt để rút ngắn quá trình điều trị. Cụ thể là:
+ Vùng da bị loét cần được vệ sinh sạch hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn.
+ Để giảm áp lực tỳ đè lên vùng da bị loét, người chăm sóc hãy thực hiện thay đổi tư thế thường xuyên cho người bệnh (2 giờ/lần). Đồng thời thực hiện massage để tăng cường lưu thông máu đến vùng da bị loét.
+ Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất, từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Với những vết loét đã xuất hiện nhiễm trùng, hoại tử, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị.