Người già ít vận động, người bị liệt phải nằm hoặc ngồi 1 chỗ trong thời gian dài… là đối tượng có nguy cơ loét da. Để chống chọi với bệnh lý gây đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm này các loại thuốc bôi loét da là phương pháp ưu việt được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Có những dấu hiệu này người bị liệt cần điều trị vết loét ngay
Loét do tì đè ở người nằm liệt lâu ngày là hiện tượng phổ biến, xảy ra khi mạch máu của một phần cơ thể bị nén ép trong thời gian liên tục và kéo dài, gây thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng và oxy cho các mô tế bào dẫn tới lở loét, hoại tử da.
Để nhận biết sớm tình trạng loét da, từ đó đưa ra phương pháp chăm sóc, điều trị kịp thời, người bệnh hãy đối chiếu với những dấu hiệu sau:
Dấu hiệu loét da do bị liệt
+ Vùng da tại khu vực bị tì đè xuất hiện màu đỏ do sung huyết, có thể xuất hiện nốt phồng, khi vỡ ra có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt rồi đen lại do bị hoại tử.
+ Cảm giác đau đớn xuất hiện. Tuy nhiên, với những người bị liệt do tuổi cao hoặc tai biến sẽ mất cảm giác đau. Cũng vì vậy mà vết loét không được phát hiện kịp thời, dẫn tới chăm sóc, điều trị chậm trễ khiến vết loét bị nhiễm khuẩn nhanh, khó chữa lành.
Các loại thuốc bôi loét cho người bị liệt
Vết loét do tì đè ở người bị liệt được chia thành 4 cấp độ với những triệu chứng và tổn thương khác nhau. Do đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương của vết loét để chỉ định sử dụng loại thuốc bôi phù hợp.
Các loại thuốc bôi loét cho người bị liệt được phân loại như sau:
1.Thuốc sát trùng ngoài da
Các loại thuốc sát trùng ngoài da được sử dụng để vệ sinh vết thương loét da nhằm loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng:
Oxy già, nước muối sinh lý, thuốc đỏ, thuốc tím… là các loại thuốc sát trùng vùng da bị loét
+ Oxy già: Là dung dịch trong suốt, có tác dụng oxy hóa mạnh vì vậy nếu dùng với hàm lượng lớn có thể gây bỏng da.
Khi chưa có nhiều loại thuốc sát trùng như bây giờ, oxy già được sử dụng phổ biến để sát khuẩn vết thương có mủ hoặc vết thương nhiễm trùng. Tuy nhiên, ngày nay oxy già được khuyến cáo không nên dùng trong sát trùng vết loét da vì có thể gây chết và tổn thương các mô mới.
+ Nước muối sinh lý (Nacl 0,9%): Đây là thuốc sát trùng ngoài da được khuyến cáo nên sử dụng vì tính chất dịu nhẹ, an toàn, không gây tổn thương mô lành mà vẫn đảm bảo loại bỏ sạch vi khuẩn bám trên bề mặt tổn thương. Nước muối sinh lý có thể sử dụng cho vùng da bị tổn thương diện rộng.
+ Thuốc đỏ: Loại dung dịch sát trùng này có khả năng làm khô và chống lở loét vết thương. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc đỏ là có chứa thủy ngân nên chỉ khuyến cáo sử dụng với vết thương nhỏ không gần mạch máu để đảm bảo an toàn.
+ Thuốc tím: Trước khi sát trùng vết thương, thuốc tím được pha loãng để thấm dịch và tiêu diệt một số vi khuẩn, tuy nhiên vẫn có một số vi khuẩn mà dung dịch này không tiêu diệt được.
2. Thuốc bôi có tác dụng như kháng sinh
Sau khi sử dụng thuốc sát trùng ngoài da để tiến hành làm sạch vết loét cho người bị liệt, tiếp đến người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc bôi có tác dụng như kháng sinh để ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn. Cụ thể là:
Silvirin là phức hợp sulfadiazine bạc
+ Silvirin: Silvirin được bào chế dưới dạng kem của phức hợp sulfadiazine bạc, dùng để bôi lên vết loét tì đè giúp đem lại tác dụng kháng khuẩn tại chỗ. Bởi nhẽ, các phân tử bạc khi kết hợp với protein sẽ giải phóng một lượng bạc phân tử vừa đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, loại kem bôi ngoài da này cũng tiềm ẩn nhược điểm khi làm giảm quá trình tiêu hủy và bong tróc mô chết ở vết thương.
+ Gel Oatrum Gold: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm lành nhanh tổn thương trên da của hoạt chất Berberine đã được nhiều nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới chứng minh. Điều này đã tạo tiền đề cho sản phẩm Oatrum Gold ứng dụng thành công hoạt chất Berberine trong điều trị vết loét da cho người bị liệt, đem lại hiệu quả ngoài mong đợi.
Oatrum Gold điều trị vết loét do bị liệt đem lại hiệu quả cao
Thành phần Gatuline A vừa có tác dụng làm dịu da, vừa đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh nhờ khả năng giảm đau rát, giảm viêm, đỏ tấy.
Khi Berberine kết hợp với Nano curcumin, tinh chất Hành tây giúp giảm nhanh viêm đỏ, ức chế hoạt động của vi khuẩn trên vết loét, đồng thời kích thích tái tạo các tế bào mô mới từ trong ra ngoài, đẩy nhanh quá trình liền da và ngăn ngừa để lại sẹo.
Bên cạnh đó, tinh chất Hành tây và Panthenol giúp dưỡng ẩm da, giảm hình thành sừng hóa, khô cứng và kích thích quá trình tái tạo da mới.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi loét cho người bị liệt, để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị người bệnh cần được kết hợp các phương pháp giúp phòng ngừa loét như: Thay đổi tư thế cho người bệnh sau 1-2 giờ để giảm áp lực lên da; giữ cho da luôn được sạch sẽ, khô ráo; tăng cường chế độ dinh dưỡng…