https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Dấu hiệu trẻ bị nhiệt lưỡi và cách điều trị hiệu quả nhất

Dấu hiệu trẻ bị nhiệt lưỡi và cách điều trị hiệu quả nhất

Trẻ bị nhiệt lưỡi thường không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu, ăn uống khó khăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh giúp cha mẹ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời cho bé. 

Nguyên nhân gây nhiệt lưỡi ở trẻ

Nhiệt lưỡi là tình trạng trên lưỡi xuất hiện các vết loét nhỏ. Các vết này được hình thành từ các vết trầy nhỏ do nhiều nguyên nhân gây nên. Sau đó vết loét nhỏ sẽ lan rộng ra và dẫn đến tình trạng bội nhiễm, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng mưng mủ.

 Nhiệt lưỡi khiến trẻ đau đớn, khó chịu

Nhiệt lưỡi khiến trẻ đau đớn, khó chịu

Nhiệt lưỡi do nhiều nguyên nhân gây nên. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như:

+ Trẻ bị sâu răng, viêm tủy răng, chân răng.

+ Do cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.

+ Gan trẻ bị tổn thương gây ứ đọng các độc tố bên trong cơ thể. Các chất này tích tụ lâu ngày ở niêm mạc lưỡi dẫn đến tình trạng nhiệt, viêm loét lưỡi. 

+ Trẻ thiếu chất, thiếu hụt dinh dưỡng như kẽm, vitamin B, sắt khiến tình trạng nhiệt lưỡi tái phát. Hay trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn ái khí, nấm công sinh gây mất cân bằng sinh học và dẫn đến tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ.

Đọc thêm: Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi?

Những dấu hiệu điển hình khi trẻ bị nhiệt lưỡi

Trẻ bị nhiệt lưỡi thường có các dấu hiệu điển hình như:

+ Niêm mạc lưỡi xuất hiện nhiều đốm trắng với kích thước to nhỏ đa dạng. Các đốm trắng này to dần và sẽ vỡ ra tạo thành các vết loét.

+ Trẻ bị đau miệng, quấy khóc, bỏ ăn.

+ Miệng đau khiến trẻ khó khăn ngay cả khi nuốt nước bọt dẫn đến miệng chảy dãi.

+ Nhiệt lưỡi nếu không có biến chứng sẽ tự lành sau 10 - 15 ngày.

+ Ở mức độ nặng trẻ bị nhiệt lưỡi còn xuất hiện tình trạng nổi hạch ở cổ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 Trẻ đau đớn, quấy khóc khi bị nhiệt lưỡi 

Trẻ đau đớn, quấy khóc khi bị nhiệt lưỡi 

>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh hay khóc đêm mẹ đã biết nguyên nhân và cách khắc phục chưa?

Xử trí nhiệt lưỡi ở trẻ

Hầu hết tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ thường không quá nghiêm trọng. Bệnh sẽ tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên khi bị bệnh trẻ thường rất khó chịu và đau đớn. Vì vậy, cha mẹ nên hỗ trợ bằng cách áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để bé nhanh chóng khỏi bệnh. Cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị nhiệt lưỡi ở trẻ như:

+ Dùng thuốc tây: Một số loại thuốc tây dạng bôi có thể sử dụng bôi trực tiếp vào vết loét trên miệng của trẻ. Thuốc bôi sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm, ngăn ngừa sự lây lan của các vết loét. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống một số loại thuốc có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể trẻ. Phần lớn các loại thuốc này đều có đặc tính an toàn với trẻ em.

+ Dùng mật ong: Đây là phương pháp dân gian trị nhiệt lưỡi khá phổ biến. Mật ong có tác dụng khử trùng và chống viêm cực tốt. Cha mẹ nên cho bé súc miệng với mật ong pha nước ấm, ngậm mật ong hay dùng mật ong chấm trực tiếp vào vết loét để khử trùng. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

+ Bột sắn dây: Sắn dây được biết đến với công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt. Khi trẻ bị nhiệt lưỡi, cha mẹ có thể dùng bột sắn dây để pha với nước cho trẻ uống hoặc quấy bột nấu cho trẻ ăn nhằm giảm đau rát và hạn chế sự tiến triển của bệnh.

+ Bổ sung vitamin C cho trẻ: Vitamin C có tác dụng giảm sưng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do vậy cha mẹ hãy thường xuyên bổ sung các loại hoa quả tươi giàu vitamin C như cam, quýt, xoài, chanh… để hạn chế tình trạng bệnh. Trường hợp bé ngại ăn mẹ có thể ép nước uống hoặc xay sinh tố cho trẻ dễ ăn.

Bài viết liên quan: Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?

 Bổ sung hoa quả tươi cho trẻ để phòng và điều trị nhiệt lưỡi

Bổ sung hoa quả tươi cho trẻ để phòng và điều trị nhiệt lưỡi

+ Dùng chè xanh: Với tính sát khuẩn cao, trà xanh sẽ có tác dụng giảm viêm, giảm sưng rất tốt. Cha mẹ có thể pha nước trà xanh cho trẻ súc miệng. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp các vết loét ở lưỡi được thuyên giảm đi tối đa đấy nhé.

Bên cạnh đó, các loại cây như diếp cá, rau ngót cũng có tính sát khuẩn rất cao, an toàn, rất thích hợp để điều trị bệnh nhiệt lưỡi ở trẻ. Chắc chắn vết loét sẽ được giảm đi đáng kể khi mẹ xay các loại lá này và lấy nước bôi lên vết loét đấy nhé.

Những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp khắc phục tình trạng trẻ bị nhiệt lưỡi ngay tại nhà với hiệu quả cao. Hãy chăm sóc và điều trị tích cực để giúp bé nhanh khỏi bệnh nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46