https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em mẹ cần nắm rõ để bảo vệ con

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em mẹ cần nắm rõ để bảo vệ con

Bệnh tay chân miệng là bệnh khá phổ biến trong những ngày thời tiết giao mùa. Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng cũng rất dễ vì biểu hiện của nó khá rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn nhầm lẫn với một số bệnh như bệnh phát ban.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Là bệnh truyền nhiễm do virus nhiễm trùng đường ruột có tên có tên coxsackievirus A16 và enterovirrus EV71 gây ra. Bệnh lây qua đường tiếp xúc từ người sang người và thường là trẻ dưới 5 tuổi, do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện và chưa có khả năng chống lại virus này.

 Virus enterovirus 71 gây ra những biến chứng nguy hiểm

Virus enterovirus 71 gây ra những biến chứng nguy hiểm

Đây là căn bệnh thông thường sẽ có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày phát bệnh. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng do có virus EV71 không được ứng cứu kịp thời bệnh nhân có thể viêm não và để lại những biến chứng như bại liệt, nhận thức kém, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ theo từng thời điểm

  • Thời điểm ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày trước khi bệnh bùng phát. Nhưng ở giai đoạn này thường sẽ không có biểu hiện rõ ràng.

  • Thời điểm phát bệnh

Ở thời điểm này triệu chứng ban đầu là những cơn sốt nhẹ có thể kèm theo đau họng. Sau đó là sự xuất hiện của các nốt mụn ban đỏ, chủ yếu mọc tại các vị trí như bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, đôi khi là ở đầu gối và bộ phận sinh dục của trẻ.

Triệu chứng sốt vẫn tiếp diễn sau 1 – 2 ngày, sau đó là các mụn nước xuất hiện. Loét miệng gây biếng ăn, bỏ bú, trẻ quấy khóc.

  • Thời điểm cần nhập viện

Đối với giai đoạn 1 của bệnh tay chân miệng khi bệnh ở thể nhẹ chỉ cần điều trị ngoại trú. Nhưng nếu trẻ có những triệu chứng sau cần cho nhập viện ngay.

  1. Sốt cao > 29 độ và không có phản ứng với thuốc hạ sốt.
  2. Trẻ bỏ ăn, bỏ bú trên 24 giờ.
  3. Quấy khóc không ngừng, trẻ ngủ gà không yên giấc.
  4. Giật mình trên 2 lần/ 30 phút khi đặt bé ngủ.
  5. Nhịp tim đập quá nhanh hoặc quá chậm.
  6. Rối loạn nhịp thở.

Cần đưa trẻ nhập viện kịp thời để được chẩn đoán cũng như có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Bệnh tay chân miệng có những biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Đọc thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng rất nhiều, nguy hiểm nhất vẫn phải kể đến viêm não do viru Ev71 gây ra. Virus này tấn công qua bộ phận tiêu hóa và đi vào mạch máu sau đó đến các cơ quan quan trọng trong đó có hệ thần kinh trung ương. Hậu quả để lại sẽ di chứng suốt đời cho người bệnh như bại liệt, mất ý thức, chậm phát triển hệ thần kinh… 

 Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng như phù phổi, suy hô hấp, bội nhiễm, mất chi… Bệnh tay chân miệng tuy là bệnh đơn giản nhưng nếu gặp phải những biến chứng khi nhiễm virus EV71 thì sẽ nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

Chính vì thế cần có biện pháp phòng tránh căn bệnh này để giảm thiểu tối đa rủi ro cho trẻ.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả

Hiện nay, chưa có phương pháp nào phòng tránh hiệu quả căn bệnh này. Do bệnh lây lan qua đường tiếp xúc, dịch tiết mũi họng nên chỉ có biện pháp chăm sóc vệ sinh cá nhân thật tốt để phòng tránh bệnh.

 Vệ sinh đồ chơi cho bé cách phòng chánh bệnh hiệu quả

Vệ sinh đồ chơi cho bé cách phòng chánh bệnh hiệu quả

-    Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn uống.  -    Làm sạch môi trường xung quanh nhà, mương nước, bụi cây… -    Tránh cho trẻ đang bị bệnh chơi ở những nơi tập trung vào mùa dịch bệnh để tránh làm lây lan bệnh. -    Theo dõi tình trạng bệnh để có biện pháp chăm sóc y tế kịp thời. -    Xúc miệng, rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch natri 90% hàng ngày. -    Lau rửa dọn nhà cửa bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên. -    Làm sạch đồ chơi của trẻ bằng cồn 90 độ. -    Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Ăn những loại sữa dinh dưỡng, sữa chua, men tiêu hóa để tăng hệ miễn dịch đường ruột.

Tìm hiểu: Viêm da bóng nước ở trẻ em là bệnh gì?

Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Khi những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em xuất hiện điều đầu tiên cần phải làm là đưa đi khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh. Nếu trẻ đang ở cấp độ 1 của bệnh chỉ cần điều trị ngoại trú. 

 Trẻ sốt cao > 39 độ không có phản ứng với thuốc hạ sốt cần đưa trẻ đến bệnh viện

Trẻ sốt cao > 39 độ không có phản ứng với thuốc hạ sốt cần đưa trẻ đến bệnh viện

Cấp độ 1 bệnh tay chân miệng chỉ cần sử dụng dung dịch sát khuẩn xanhatilen hoặc cồn đỏ povidon. Sau 5 – 7 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên trong thời gian điều trị cần theo dõi sát sao biến chứng của bệnh để có biện pháp ứng cứu kịp thời.

Khi trẻ có những biến chứng như sốt, co giật, tím tái, nhịp tim đập nhanh hoặc quá chậm, giật mình, quấy khóc… cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để các bác sĩ ứng cứu kịp thời vì rất có thể bệnh đã bị biến chứng do nhiễm phải virus EV71. 

Tìm hiểu thêm:

>>> Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

>>> Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status