Dù có chăm sóc trẻ như thế nào thì bạn cũng khó có thể ở bên trẻ mọi lúc khi trẻ lớn dần lên. Chảy máu cam ở trẻ trong độ tuổi từ 2-3 tuổi là một vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ không nên bỏ qua hiện tượng này, vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác.
Chảy máu cam ở trẻ do những nguyên nhân nào?
Chảy máu cam ở trẻ là hiện tượng máu chảy ra từ mũi. Đây có thể là tình trạng bình thường khi trẻ 2 – 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều khi cha mẹ lo lắng vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam bao gồm:
Mạch máu mũi của trẻ quá nhạy cảm và vỡ khi thời tiết nóng
Hiện tượng trẻ bị chảy máu cam đôi khi chỉ vì mạch máu mũi của trẻ quá nhạy cảm. Khi độ ẩm trong phòng của trẻ thấp, không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất đi tính đàn hồi. Thêm vào đó các mạch máu và các cấu trúc trong mũi bị vỡ và khi trẻ tác động nhẹ sẽ có thể chảy máu.
Chảy máu cam ở trẻ có thể là hiện tượng bình thường khi thời tiết nắng nóng
Một số lý do khác
Còn có một số lý do khác dẫn đến hiện tượng trẻ bị chảy máu cam. Những lý do này do thói quen hoặc hoạt động của trẻ. Cụ thể là:
- Trẻ ngoáy mũi
- Trẻ vô tình cào vào bên trong mũi
- Trẻ nhét dị vật vào mũi
- Thời tiết hanh khô
- Trẻ cọ xát vào mũi
- Trẻ ở dưới ánh mặt trời quá lâu
- Trẻ bị va chạm mạnh ở mũi khi chơi đùa hoặc chạy nhảy xung quanh
- Trẻ hắt hơi mạnh và nhiều lần
- Trẻ xì mũi quá mạnh
Một số nguyên nhân bệnh lý
Trẻ bị chảy máu cam rất có thể có nguyên nhân từ một số bệnh lý như sau:
+ U mũi lành tính và ác tính: Trẻ bị chảy máu cam rất có thể là dấu hiệu của một u lành tính hoặc ác tính ở trẻ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều là lành tính. Cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra cho chính xác.
+ Viêm mũi mãn tính: Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch. Điều này dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi và trẻ bị chảy máu cam.
Chảy máu cam có thể là dấu hiệu của bệnh lý
+ Một số bệnh lý về máu: Chảy máu cam còn là hiện tượng của một số bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi cấu trúc của thành mạch máu,…
+ Vitamin C: Hiện tượng chảy máu cam còn ghi nhận ở những trẻ thiếu vitamin C.
Khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ cần làm những gì?
Khi thấy con có hiện tượng chảy máu cam cha mẹ cần giữ bình tĩnh và làm theo những điều sau đây:
+ Cho trẻ cúi người về phía trước để xác định bên chảy máu. Không nên cho trẻ ngửa người ra sau để tránh việc máu chảy bên trong khó kiểm soát.
+ Dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 - 10 phút máu sẽ ngừng chảy. Tuy nhiên không nên để trẻ nuốt máu vào bụng mà nên cho trẻ nằm nghiêng và dùng lưỡi đẩy ra để theo dõi lượng máu đã mất… Sau những động tác này hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi.
Xử lý đúng cách khi trẻ bị chảy máu cam
+ Động viên và trấn tĩnh trẻ khi gặp trường hợp này.
+ Thông thường trẻ sẽ cầm máu rất nhanh. Tuy nhiên sau khi làm hết các bước trên mà trẻ vẫn bị chảy máu kèm theo những triệu chứng như hoa mắt, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở, trẻ nôn ra máu, sốt cao liên tục từ 2-3 ngày mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Chảy máu cam ở trẻ có thể là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ có hiện tượng này. Chính vì thế khi theo dõi thấy trẻ chảy máu cam quá nhiều lần trong một thời gian ngắn hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: