Do sức đề kháng kém nên trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng rồi gây ra ngạt mũi, khiến bé khó thở, mệt mỏi, quấy khóc. Lúc này mẹ nên ưu tiên áp dụng các cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh từ dân gian để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nguyên nhân do đâu?
Sở dĩ trẻ sơ sinh thường hay bị nghẹt mũi là do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Do bé bị dị ứng: thường là do dị ứng với thời tiết, phấn hoa, lông thú, bụi bẩn… khiến niêm mạc mũi bị viêm rồi tiết chất nhày, sổ mũi, hắt hơi và ngạt mũi.
- Do trẻ bị cảm lạnh: cũng giống như người lớn trẻ rất dễ bị cảm lạnh nhất là vào mùa lạnh. Lúc này bé thường có biểu hiện ngạt mũi, khó thở, nước mũi chảy ra trước và sau.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi chủ yếu do dị ứng hoặc cảm lạnh, cảm cúm.
- Do bé sơ sinh bị cảm cúm: cảm cúm thường xảy ra khi bé bị virut và vi khuẩn tấn công. Ngoài biểu hiện ngạt mũi thì bé còn bị lạnh run, mệt mỏi, chán ăn, đau ê khó thở…
- Do mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng khiến niêm mạc mũi viêm nên xuất hiện dịch mà nghẹt mũi.
- Ngoài ra nếu trong mũi mà có dị vậy cũng là thủ phạm dẫn tới tình trạng ngạt mũi.
Ngạt mũi kéo dài sẽ khiến bé khó chịu, khó thở và phải thở bằng mồm, làm tăng nguy cơ bị viêm họng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, vì thế cần phải cải thiện sớm.
Đọc thêm: Làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi?
Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường khó thở, sổ mũi, bé thở khò khè, nhất là khi bé ngủ mẹ sẽ nghe rõ tiếng khò khè do thở bằng miệng phát ra. Bên cạnh đó bé còn liên tục hắt hơi, ở mũi đóng vảy, xuất hiện đờm, bé quấy khóc, bé dễ bị sặc khi bú mẹ.
Trường hợp bé sơ sinh mà bị ngạt mũi nặng mà chưa biết khạc đờm sẽ khiến cho đờm bị cứng ở trong mũi, từ đó càng gây khó thở và bé phải thở bằng miệng. Sau một thời gian sẽ gây ho khan, ho có đờm, nôn mửa, viêm họng, ngứa rát cổ họng…
Cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Để giúp con nhanh hết nghẹt mũi và dễ dàng hít thở mà không cần dùng thuốc, các mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản ngay sau đây:
* Dùng nước muối sinh lý chữa ngạt mũi
Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi 2-3 lần/ngày cho bé.
>> Tìm hiểu thêm: Cách xử lý tận gốc khi trẻ bị ngạt mũi về đêm
Phương pháp chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh thông dụng nhất hiện nay được các chuyên gia y tế khuyến cao đó là sử dụng nước muối sinh lý. Nước muối có tính kháng khuẩn, làm loãng dịch mũi và giúp đường thở thông thoáng hơn, bé sẽ thấy dẽ chịu hơn. Đồng thời còn bỏ những dịch mũi, làm sạch và tiêu vi khuẩn gây hại ở trên niêm mạc mũi.
Chính vì thế mẹ có thể dùng dung dịch nước muối này để nhỏ mũi cho con hàng ngày, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần. Các mẹ cũng có thể mua nước muối sinh lý bán sẵn ở hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối tại nhà. Nếu có thể nên dùng loại muối biển giúp xịt sâu, làm sạch sâu khoang mũi và giúp bé nhanh khỏi hơn.
* Chữa nghẹt mũi cho bé sơ sinh bằng dầu tràm
Tinh dầu tràm rất tốt với bé sơ sinh, nó giúp phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh và hỗ trợ điều trị ngạt mũi ở trẻ rất hiệu quả. Tinh dầu tràm giúp khí huyết lưu thông tốt, cải thiện nhanh tình trạng ngạt mũi của bé mà rất an toàn. Theo đó mẹ lấy tinh dầu thoa ở bên ngoài quần áo của bé, thoa ở gối, chăn màn giúp bé ngửi được sẽ dễ chịu hơn. Hoặc có thể dùng tinh dầu này day nhẹ vào huyệt dũng tuyền, khu vực ngực và cả lưng của bé. Với cách này mẹ không cần dùng thuốc mà bé vẫn có thể hết ngạt mũi nhanh chóng.
* Chữa ngạt mũi cho bé bằng cách xông hơi
Chữa ngạt mũi cho bé sơ sinh an toàn với dầu tràm.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?
Một trong những cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả mà mẹ nên áp dụng đó là cho bé xông hơi. Cách này cũng rất dễ thực hiện, mẹ chỉ cần đặt một bình phun nước mát hoặc là đặt máy làm ẩm ở trong phòng ngủ của bé sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Đồng thời còn giúp tăng độ ẩm không khí trong phòng. Nhưng mẹ lưu ý là phải thường xuyên vệ sinh lau chùi các thiết bị bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc.
* Sử dụng dụng cụ hút mũi để trị ngạt mũi
Cách này áp dụng khi tình trạng nghẹt mũi của bé nghiêm trọng, mũi nhiều và dày, bé không thở được thì có thể sử dụng máy hút mũi để loại bỏ các chất nhầy dư thừa. Trước khi hút mũi mẹ dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào 2 mũi của bé cho dịch mũi loãng ra rồi mới hút, đặt bé nằm nghiêng để dịch mũi dễ chảy ra ngoài.
>> Có thể bạn quan tâm: