Cách sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương sau mổ

Nhiễm trùng vết thương là biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, trong điều trị vết thương sau mổ hoặc phẫu thuật, sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương là phác đồ không thể thiếu, vừa giúp người bệnh giảm đau đớn, vừa thúc đẩy giúp vết thương mau lành.

Nguyên nhân khiến vết thương sau mổ bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng vết mổ là hiện tượng rất thường gặp trong điều trị vết thương. Biến chứng này không chỉ khiến vết thương nặng hơn mà thời gian điều trị cũng kéo dài hơn, từ 7-10 ngày.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vết thương sau mổ bị nhiễm trùng chỉ yếu là do tác động của các yếu tố như:

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

+ Lượng vi trùng mà bệnh nhân nhiễm phải, độc lực của vi trùng cũng như hệ miễn dịch của người bệnh có đủ mạnh để chống lại hay không.

+ Do các yếu tố bên trong cơ thể hoặc do môi trường bên ngoài phòng mổ (nhân viên y tế, dụng cụ ty tế, những thứ được cấy vào cơ thể của người bệnh…).

+ Do trực khuẩn gram (-), vi khuẩn yếm khí hay vi khuẩn gram (+) gây ra.

Sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng chính là sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên, việc sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc tùy theo nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ để có sự chọn lọc loại kháng sinh phù hợp.

Thông thường thời gian sử dụng kháng sinh không nên tự ý sử dụng và sử dụng kéo dài, dễ xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh, trừ khi dùng với mục đích điều trị và cần có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ. Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn chỉ với mục đích ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng với những trường hợp được chẩn đoán là loại phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch – nhiễm.

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh được nghiên cứu, chứng minh đem lại tác dụng dự phòng tốt

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh được nghiên cứu, chứng minh đem lại tác dụng dự phòng tốt

Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương:

+ Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương theo khuyến cáo được đưa ra, đã qua nghiên cứu, chứng minh đem lại tác dụng dự phòng tốt.

+ Sử dụng những loại thuốc kháng sinh an toàn, giúp đem lại hiệu quả với khả năng diệt khuẩn cao và phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh.

+ Xác định rõ thời gian tiêm kháng sinh liều đầu tiên nhằm mục đích tăng nồng độ diệt khuẩn tối ưu nhất.

+ Duy trì nồng độ kháng sinh trong huyết thanh và trong mô người bệnh khi đang tiến hành phẫu thuật cho đến sau khi phẫu thuật xong, khâu da khoảng vài giờ đồng hồ.

Phòng ngừa nhiễm trùng vết thương bằng cách nào?

Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương chưa phải là cách duy nhất giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này. Theo đó, để tránh bị nhiễm trùng người bệnh nên thực hiện các khuyến cáo sau:

Tiến hành xét nghiệm và điều trị kịp thời ổ vi khuẩn trước khi phẫu thuật

Tiến hành xét nghiệm và điều trị kịp thời ổ vi khuẩn trước khi phẫu thuật

Trước phẫu thuật

+ Tiến hành xét nghiệm đường máu trước mọi cuộc phẫu thuật.

+ Cần phát hiện và điều trị kịp thời mọi ổ nhiễm khuẩn ở bên ngoài vị trí phẫu thuật hoặc ổ nhiễm khuẩn ngay tại vị trí phẫu thuật.

+ Trước ngày phẫu thuật, cơ thể người bệnh cần được tắm rửa sạch sẽ và được sát khuẩn bằng sản phẩm khử khuẩn chứa iodine hoặc chlorhexidine.

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật

Vết thương sau phẫu thuật cần được chăm sóc kỹ lưỡng để tránh lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác từ môi trường xung quanh gây nên tình trạng nhiễm trùng vết thương.

+ Tiến hành thay băng rửa vết thương hàng ngày cho tới khi vết thương được cắt chỉ và lành hẳn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để sát trùng vết thương, tránh dùng oxy già sẽ khiến vết thương thêm nghiêm trọng.

Vết thương sau mổ cần được chăm sóc hàng ngày để tránh nhiễm trùng

Vết thương sau mổ cần được chăm sóc hàng ngày để tránh nhiễm trùng

+ Không tự ý sử dụng các loại kem bôi, lá dân gian đắp lên vết thương khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng an toàn, hiệu quả sẽ khiến vết thương diễn tiến nặng và kéo dài thời gian hồi phục.

Báo ngay bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu:

+ Cảm giác đau đớn tại vết thương tăng dần.

+ Vết thương đỏ hoặc sưng tấy.

+ Vết thương chảy máu hoặc chảy mủ.

+ Vết thương tăng tiết dịch và có mùi hôi khó chịu.

+ Vết thương tăng kích thước, sâu hơn.

+ Vết thương bung chỉ khâu khiến vùng da xung quanh bị phù nề, sưng đau.

+ Toàn thân người bệnh mệt mỏi, lừ đừ, thiếu sức sống.

+ Thân nhiệt vượt quá 38,5oC trong hơn 4 giờ, có dấu hiệu sốt.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status