https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Cách nhận biết đau bụng chuyển dạ chính xác nhất

Cách nhận biết đau bụng chuyển dạ chính xác nhất

Thông thường trước khi chuyển dạ hầu hết các mẹ đều phải trải qua cơn đau đớn ở bụng. Hay nói cách khác đau bụng chính là một trong các dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ. Tuy nhiên nhiều mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa đau bụng chuyển dạ so với đau bụng thường, vì thế mà chủ quan không có sự chuẩn bị tốt, điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đau bụng chuyển dạ là gì?

Theo các chuyên gia y tế chuyển dạ là một quá trình sinh lý bình thường giúp cho thai nhi và các thành phần phụ của thai nhi sẽ được đưa ra ngoài buồng tử cung. Các cơn chuyển dạ này thường xuất hiện khi thai nhi từ tuần thứ 38 cho đến tuần 42. Lúc này thai nhi sẽ lọt qua khung chậu của mẹ rồi ra ngoài. 

 Đau bụng chuyển dạ là dấu hiệu sinh lý bình thường khi sinh con.

Đau bụng chuyển dạ là dấu hiệu sinh lý bình thường khi sinh con.

Trong quá trình chuyển dạ hầu hết người mẹ sẽ gặp phải các cơn gò ở tử cung hay còn gọi là đau bụng chuyển dạ. Lúc này tử cung đang co bóp để đẩy thai ra ngoài nhanh hơn, vì vậy mà gây ra các cơn đau chuyển dạ. Vì thế nếu phát hiện ra các dấu hiệu đau bụng chuyển dạ này thì mẹ cần chủ động chuẩn bị đến ngay bệnh viện để sinh con.

Đau bụng chuyển dạ như thế nào?

Nhìn chung cơn đau chuyển dạ ở phụ nữ khi sinh con sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm và cơn đau riêng, thường là khoảng thời gian trước khi sinh và sắp sinh các cơn đau này sẽ kéo dài lâu hơn.

Các mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ rệt được những cơn đau đầu tiên xuất hiện ở vị trí tử cung. Mới đầu cơn đau chỉ diễn ra âm ỉ, tuy nhiên càng về sau thì cơn đau càng tăng nặng hơn, độ gò mạnh hơn, khó chịu hơn và thường xuất phát từ góc bên phải của tử cung. 

Các giai đoạn đau bụng chuyển dạ được diễn ra cụ thể như sau:

*  Giai đoạn 1: Tử cung mở

Khi mang thai cổ tử cung sẽ đóng kín lại qua một nút nhầy để ngăn chặn không cho các tác nhân ở bên ngoài tấn công vào tử cung, bảo vệ thai nhi tốt hơn. Nhưng khi mẹ chuyển dạ thì nút nhầy sẽ nhanh chóng bị thoát ra ngoài lẫn với một ít máu do mao mạch ở tử cung bị vỡ ra. Điều này cũng cho thấy tử cung đang mở để thai ra ngoài.

Đau bụng chuyển dạ do tử cung co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài.

Đau bụng chuyển dạ do tử cung co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài.

Lúc này mẹ sẽ thấy cơn đau diễn ra chỉ từng chút một, thời gian cơn co tử cung ngắn (chỉ khoảng 20 – 30 giây), hoặc dài khoảng 2 – 3 phút, cho thấy cổ tử cung đã mở khoảng 2 – 3cm. Sau đó cơn đau xảy ra nhiều hơn khoảng 35 – 45 giây, đồng thời cổ tử cung đã mở 6 – 9cm. Để tránh lo lắng lúc này mẹ có thể uống thuốc giảm đau.

* Giai đoạn 2: Thai nhi sổ ra ngoài

Bước sang giai đoạn này các cơn đau bụng chuyển dạ tăng cao hơn và cường độ mạnh hơn, nhanh hơn, trung bình 100 – 110 mmHg. Đồng thời lúc này tử cung đã mở 10cm cho thai nhi sổ ra ngoài, đầu thai nhi đã lọt thấp, cả túi ối đã vỡ nên bé dễ dàng thoát ra ngoài nhờ việc rặn đẻ của mẹ. Mẹ cũng sẽ dễ đẻ hơn nhờ sự giúp đỡ của bác sỹ.

* Giai đoạn 3: Sổ nhau   

Lúc này thai nhi đã ra ngoài nên cơn đau cũng sẽ giảm đi, cổ tử cung cũng sẽ bắt đầu co lại đẩy nhau thai sổ ra ngoài. Bác sỹ sẽ lấy nhau thai ra ngoài để hạn chế mất máu cũng như băng huyết sau sinh cho mẹ. 

Đau bụng chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Thông thường thời gian đau bụng chuyển dạ bao lâu sẽ còn tuỳ vào việc mẹ sinh con dạ hay con so. Nếu sinh con so sẽ đau kéo dài từ 12-14 tiếng đồng hồ và đau khoảng 7 giờ đối với các mẹ mà sinh con dạ. Thường thì con dạ sinh nhanh nên đau ít hơn.

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài?

Đau bụng chuyển dạ khác hẳn với đau bụng do đi ngoài nên các mẹ cần lưu ý. Thực tế lúc mới đầu thì đau bụng do chuyển dạ thường gần giống với đau bụng do đi ngoài hay đau bụng kinh. 

Nhưng cơn đau chuyển dạ sẽ xuất hiện nhiều hơn, liên tiếp và mạnh hơn, khó chịu hơn. Mức độ đau xảy ra chủ yếu ở hông và dọc ở phần lưng kèm theo vùng bụng dưới. Cơn đau xảy ra do em bé nằm ngửa theo hướng đường sinh và nằm đè lên dây thần kinh nên mới khiến cho mẹ bị cơn đau khủng khiếp.

 Đau bụng chuyển dạ kéo dài khoảng 7-15 tiếng.

Đau bụng chuyển dạ kéo dài khoảng 7-15 tiếng.

Còn với các trường hợp bị đau do đi ngoài thì các cơn đau nhẹ hơn, đặc biệt bạn sẽ bị đau nhiều về phía hậu môn và thường gây khó chịu ở vị trí này. Còn đau bụng do chuyển dạ thì đau nhiều ở tử cung, khó chịu ở phần bụng, đùi và háng.

Những người bị đau bụng chuyển dạ, ngoài cơn đau co thắt tử cung còn đi kèm triệu chứng khác như âm đạo tiết ra dịch nhầy màu hồng hay đỏ, bụng bầu tụt xuống, vỡ nước ối, đi lại khó khăn và không bị đi ngoài.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46