Đây là lúc mẹ thể hiện sự tài ba của mình khi áp dụng cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mà không cần đưa trẻ tới viện hay sử dụng thuốc kháng sinh.
Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ
Trẻ thở khò khè do nhiều nguyên nhân gây nên, trong trường hợp thở khò khè do dị ứng các loại bụi bẩn trong không khí, cha mẹ hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ. Việc làm này không chỉ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể mà còn làm thông thoáng đường thở cho bé, loại bỏ các chất đờm, dịch ứ đọng trên miệng.
Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng khi trẻ khò khè
Dùng nước muối sinh lý
Trẻ bị cảm cũng gây nên triệu chứng ho và thở khò khè nhất là vào ban đêm. Trong trường hợp này mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh đường hô hấp cho trẻ, loại bỏ dịch đờm trong mũi và bên trong họng của trẻ.
Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý ngay từ khi chớm có các dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ hàng ngày nhằm đào thải các mầm bệnh và kiểm soát chặt chẽ tình trạng bệnh trong trường hợp có các chuyển biến xấu hơn.
Rửa mũi cho trẻ
Khi trẻ có biểu hiện ho, thở khò khè là do cơ thể tiết ra phần dịch mũi nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Để làm giảm tình trạng ngạt mũi mẹ hãy kê gối cho đầu bé cao hơn ngực để đường thở thông thoáng hơn. Đồng thời hãy áp dụng phương pháp hút dịch, rửa mũi cho trẻ để tống khứ dịch, đờm ứ đọng.
Dùng tinh dầu bạc hà
Bé thở khò khè là do bị ngạt mũi khiến việc hít vào, thở ra gặp khó khăn. Sử dụng tinh dầu bạc hà chính là giải pháp thông mũi nhanh nhất, giúp bé hô hấp được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu bạc hà mẹ cần lưu ý không nên bôi trực tiếp vào mũi trẻ. Mẹ có thể xịt vào quần áo của trẻ, xịt vào giường, gối, chăn hay xịt vào một chiếc khăn mềm và quàng vào cổ cho bé.
Chữa khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả với tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có mùi hơi nồng. Vì vậy mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Hãy sử dụng một lượng vừa phải tránh làm bé khó chịu và tránh gây ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.
Cho trẻ bú đúng cách
Khi trẻ bị thở khò khè mẹ cần chú ý đến tư thế khi cho bé bú. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích quá trình tiêu hóa sữa của trẻ. Tốt nhất khi cho trẻ bú mẹ nên nâng đầu bé cao hơn một chút, giữ đầu bé cố định sao cho đầu bé vừa khớp với đầu ti của mẹ.
Lưu ý mẹ nên dùng hai ngón tay kẹp lấy đầu ti để kiểm soát lượng sữa tiết ra, tránh sữa ra quá nhiều trẻ không bú kịp sẽ bị ngạt. Đồng thời kết hợp vuốt nhẹ lưng bé để giúp bé tiêu hóa dễ hơn sau khi bú.
Cho trẻ uống lá hẹ để chữa khò khè
Một trong những bài thuốc dân gian chữa khò khè cho trẻ phổ biến nhất hiện nay đó là chưng lá hẹ với đường phèn cho trẻ uống. Mẹ có thể dùng 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cho vào bát cùng với một chút đường phèn và chưng cách thủy trong vòng 15 phút. Sau đó để nước nguội và cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 2 - 3 thìa nhỏ. Bạn cứ cho trẻ uống liên tục đến khi tình trạng khò khè của bé được cải thiện thì dừng lại.
Đường phèn và lá hẹ là bài thuốc trị khò khè ở trẻ sơ sinh cực tốt
Bổ sung độ ẩm không khí
Thời tiết hanh khô hay trẻ nằm trong môi trường điều hòa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ngạt mũi, thở khò khè. Vì vậy trong trường hợp này việc bổ sung độ ẩm cho không khí là điều cần thiết. Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc đặt chậu nước dưới gầm giường nơi bé ngủ để cân bằng độ ẩm, giảm thiểu các triệu chứng khò khè cho trẻ.
Khò khè ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp, đây cũng là dấu hiệu để cha mẹ nhận biết con yêu của mình đang gặp vấn đề về hô hấp. Hãy áp dụng các cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh kể trên trong trường hợp nhẹ. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé, nếu tình trạng thở khò khè tiến triển nặng kèm theo các dấu hiệu bất thường khác hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: