Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiếp xúc, tuy nhiên nếu ở thể nhẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà.
Triệu chứng của bệnh chân tay miệng
Những biểu hiện ban đầu của bệnh thường là những cơn sốt nhẹ, khoảng dưới 28 độ và chưa cần dùng đến thuốc hạ sốt. Bố mẹ chỉ cần dùng nước để chườm mát cho trẻ để hạ sốt. Sau sốt là sự xuất hiện của những nốt ban đỏ, mụn nước mọc tại bàn chân, lòng bàn tay, miệng, lưỡi của trẻ. Đôi khi bệnh có thể có mụn tại mông, đầu gối và bộ phận sinh dục của trẻ. Mụn thường có hình bầu dục và bọng nước như bị bỏng gây ra.
Một trong những biểu hiện của bệnh chân tay miệng
Ở những cấp độ khác của bệnh, sẽ xảy ra những biến chứng như sốt cao > 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, khó thở, ngủ không sâu giấc, giật mình khi ngủ, tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh (>150 – 170 lần/phút). Khi trẻ có những biểu hiện trên cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có phác đồ điều trị kịp thời.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh chân tay miệng nếu nhiễm phải virus EV71, dẫn đến viêm màng não để lại hậu quả di chứng suốt đời cho người bệnh như bại liệt, trí tuệ kém phát triển, phụ thuộc cả đời vào gia đình, nếu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
- Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ là biện pháp hiệu quả nhất khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà. Luôn luôn đảm bảo từ chỗ vui chơi, giường ngủ, đồ chơi, dụng cụ ăn uống, vệ sinh của trẻ đều phải được diệt khuẩn.
Dạy cho bé cách rửa tay đúng cách
Thường xuyên phơi ga, đệm, gối, chăn của trẻ dưới ánh nắng mặt trời. Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh bé mút tay. Rửa tay cho trẻ với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước và sau bữa ăn. Đối với những trẻ đã lớn tự nhận thức được, bạn có thể dạy bé cách rửa tay đúng cách.
- Cách dùng thuốc
Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng của bệnh. Đối với thuốc uống thì chỉ sử dụng paracetamol khi trẻ sốt cao > 38, 5 độ. Ngoài ra, kết hợp với một số loại thuốc bôi sát khuẩn tại những vị trí xuất hiện tổn thương.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên tự ý dùng thuốc mà nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Nếu khi dùng thuốc hạ sốt mà không thấy có hiệu quả cần đưa trẻ đến viện.
-
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đáp ứng đủ 4 nhóm chất đạm, đường, béo và tinh bột. Ngoài ra, những loại rau xanh và trái cây cũng là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ.
Nấu thực phẩm mềm, giàu dinh dưỡng cho trẻ
Những mụn nước trong miệng trẻ có thể bị vỡ ra gây đau miệng, trẻ có thể biếng ăn, hoặc bỏ bú đối với trẻ còn đang bú mẹ. Bố mẹ cần kiên nhẫn dỗ cho trẻ ăn, chia nhỏ thức ăn, ra thành nhiều phần nhỏ để ăn nhiều lần trong ngày.
Khi chế biến thực phẩm cần lựa chọn những loại thực phẩm tươi, sạch. Nấu mềm, lỏng hơn bình thường để bé dễ ăn hơn. Tuyệt đối không ép trẻ ăn gây ảnh hưởng đến tâm lý khiến trẻ càng biếng ăn hơn.
- Cách ly trẻ
Ít nhất là thời gian 10 ngày trong thời gian trẻ bị bệnh nên cách ly trẻ, để tránh lây lan cho những trẻ khỏe mạnh. Không cho trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ, khu vui chơi, siêu thị… Bịt khẩu trang, che miệng cho trẻ khi ra ngoài để tránh lây lan thành bệnh dịch.
Bố mẹ cần làm gì?
Về phần bố mẹ ngoài việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cần theo dõi sát tình trạng biến chuyển của bệnh, để có biện pháp ứng cứu kịp thời. Không lơ là với các dấu hiệu khác thường của trẻ như giật mình khi ngủ, quấy khóc, sốt cao…
Khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng cần rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã bỉm, vệ sinh cho bé. Đặc biệt là trước khi pha sữa, chế biến thức ăn cho trẻ.
- Không kiêng khem
Theo quan niệm của nhiều bậc phụ huynh khi trẻ bị bệnh, nhất là bệnh ngoài da cần kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn những thực phẩm như trứng, tôm, rau muống, thịt gà dễ để lại sẹo. Nhưng đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm, đối với bệnh chân tay miệng không cần phải kiêng những điều trên.
Cần tắm rửa cho trẻ trong thời gian bị bệnh
Vẫn có thể tắm cho trẻ nhưng khi tắm cần lưu ý nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các mụn nước. Sau khi tắm cần dùng gạc sạch thấm khô tổn thương và sát khuẩn bằng cồn đỏ. Đối với chuyện kiêng khem là điều hoàn toàn sai, vì khi trẻ bị bệnh cơ thể yếu, miệng đau đã không thể ăn như thường, lại kèm theo việc kiêng khem quá mức. Có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Khi nào cần đưa trẻ đi viện?
Bệnh chân tay miệng được chia thành 4 cấp độ, với mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Ở cấp độ 1 là bệnh ở thể nhẹ có thể điều trị và chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà, sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng nếu xuất hiện những biến chứng như sốt cao > 39 độ, giật mình khi nằm ngủ, quấy khóc, ngủ không sâu giấc, tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh > 150 lần/phút. Cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp khắc phục kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: