Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm giun kim, tuy nhiên trẻ em vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. Nếu không được điều trị dứt điểm, trẻ bị nhiễm giun kim lâu ngày có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Dưới đây là những cách bắt giun kim ở trẻ em đơn giản nhất mà phụ huynh có thể sử dụng tại nhà.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị nhiễm giun kim
Giun kim là một loại ký sinh sinh trùng có kích thước bằng cây kim khâu. Khi trưởng thành, chúng thường sống trong ruột non rồi di chuyển dần xuống ruột già. Vòng đời của giun kim ở trẻ em thường từ 1 -2 tháng.
Nhiễm giun kim có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên trẻ em từ 5 – 14 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm nhất. Các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị giun kim bao gồm:
Nhiễm giun kim chủ yếu ở trẻ em từ 5 đến 12 tuổi
+ Trẻ bị ngứa quanh hậu môn hoặc mông, đặc biệt mức độ tăng lên khi vào buổi đêm bởi đây là thời gian giun kim hoạt động nhiều nhất tại hậu môn.
+ Khó ngủ hoặc mất ngủ.
+ Vùng da xung quanh hậu môn bị tấy đỏ.
+ Đối với bé gái có thể bị ngứa vùng âm đạo.
Đọc thêm: Tẩy giun cho trẻ cần kiêng gì?
Mức độ ảnh hưởng của trẻ khi bị nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim là bệnh về đường ruột và không gây nguy hiểm, thế nhưng chúng lại làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn, dẫn đến trẻ không hấp thụ tốt và bị suy dinh dưỡng, còi xương chậm lớn. Để lâu dần trẻ còn có thể bị sa trực tràng hoặc viêm nhiễm âm đạo đối với bé gái.
Giun kim làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?
Trẻ bị giun kim có thể gây ra tiêu chảy, ngứa hậu môn hoặc hậu môn bị tấy đỏ, sung huyết. Tuy nhiên những trường hợp này rất ít khi xảy ra. Ngoài ra, khi bị giun kim trẻ thường có hiện tượng đái dầm.
Những phương pháp điều trị giun kim cho trẻ em hiệu quả
Để bắt giun kim ở trẻ em hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể áp dụng phương pháp Đông y hoặc dùng thuốc Tây y đều thích hợp.
- Cách bắt giun kim ở trẻ em bằng phương pháp Đông y
+ Bài thuốc tẩy giun cho bé bằng hạt cau già và hạt bí ngô
Bài thuốc này đối với trẻ dưới 6 tuổi chỉ nên uống khoảng 3 – 6g, còn với trẻ từ 7 – 12 tuổi uống từ 8 – 12g. Lấy hạt cau già, hạt bí ngô với lượng bằng nhau mang đi tán thành bột rồi trộn đều, sau đó hòa tan trong nước sôi, thêm chút mật ong cho dễ uống. Nên cho bé uống vào buổi sáng khi đã đói liên tục 2 – 3 ngày.
+ Dùng lá mơ lông
Rửa sạch 30-50g lá mơ lông và ngâm với nước muối 15 phút. Sau đó mang đi giã nát hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt, cho thêm một chút muối và cho bé uống vào buổi sáng hoặc khi bé đang đói.
+ Dùng rau sam
Đem rửa sạch 50 – 80g rau sam tươi, sau đó ép lấy nước uống trong vòng 3 – 5 ngày. Bạn có thể cho thêm chút đường để trẻ dễ uống hơn.
+ Dùng hạt trâm bầu
Đây là một trong những cách trị giun kim tốt nhất cho trẻ mà các mẹ nên áp dụng. Các mẹ lấy khoảng 10 hạt trâm bầu mang đi nướng cho chín đến khi dậy mùi thơm là được. Cho trẻ ăn liên tục trong 3 ngày cùng với chuối chín sẽ hết sạch giun kim.
Tẩy giun định kỳ là phương pháp phòng bệnh tốt nhất
- Điều trị nhiễm giun kim ở trẻ bằng thuốc tây
Ngoài những biện pháp Đông y thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Tây khác nhau có thể tẩy giun kim hiệu quả. Không chỉ vậy, những loại thuốc này còn có thể diệt giun trên phổ rộng, tức là loại bỏ được nhiều loại giun khác nhau ra khỏi cơ thể mà không gây tác dụng phụ nào. Một số loại thuốc tẩy giun mà bạn có thể mua về sử dụng cho trẻ như: Albendazol, mebendazol, Pyrantel.
Một lưu ý nhỏ là trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc xem hướng dẫn cụ thể trên bao bì để biết cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Cách bắt giun kim ở trẻ em sẽ trở lên đơn giản hơn rất nhiều nếu các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ thông tin cũng như phương pháp điều trị cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên tẩy giun định kỳ cho trẻ để trẻ được phát triển khỏe mạnh nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: