Hiện tại đang là thời điểm giao mùa, các ca mắc bệnh truyền nhiễm tăng hơn 4% so với cùng kỳ, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Trong đó có bệnh chân tay miệng, nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả có thể dẫn đến bùng phát dịch.
Bệnh chân tay miệng lây lan như thế nào?
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiếp xúc giữa người với người. Bệnh có thể phát triển quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa. Đối tượng trẻ <5 tuổi thường dễ bị mắc bệnh do sức đề kháng còn non yếu.
Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiếp xúc
Trẻ khi chơi hoặc vô tình nuốt, hoặc hít phải dịch nước bọt của người bị bệnh, cầm nắm vào khu vực có dịch vỡ ra, từ mụn của người bệnh. Đây là đường lây lan rất nhanh nên cần có biện pháp phòng bệnh tay chân miệng kịp thời.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Hiện nay, ngành y tế chưa nghiên cứu ra vacxin để phòng bệnh tay chân miệng, nên cách phòng bệnh chỉ có thể là giữ vệ sinh cho bản thân để phòng tránh khả năng gây bệnh.
- Rửa tay
Thực ra trên bề mặt da của chúng ta lúc nào cũng có vi khuẩn kí sinh. Kể cả ngay sau khi rửa tay với nước diệt khuẩn thì vẫn tồn tại sự sống của chúng. Tuy nhiên, để hạn chế mức tối đa khả năng lây lan bệnh khi tiếp xúc với bề mặt có nhiễm virus thì việc rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước và sau bữa ăn và sau khi đi ngoài đường trở về nhà hoặc tiếp xúc với những đồ dùng công cộng như ghế đá, nút bấm thang máy, cầu thang, tay vịn xe bus…
- Ăn uống khoa học
Virus gây ra bệnh chân tay miệng là loại virus sinh ra do nhiễm trùng đường ruột, và thường ở đối tượng trẻ nhỏ do hệ miễn dịch đường ruột chưa có khả năng chống lại các loại virus gây bệnh Do đó, cần lưu ý cho trẻ ăn uống khoa học như ăn chín, uống sôi, vệ sinh sát khuẩn dụng cụ như bát đĩa, thìa, bình sữa, cốc…
Cho trẻ ăn sữa chua để tăng hệ miễn dịch đường ruột
Ngoài ra nên cho trẻ ăn những thực phẩm bổ sung như men vi sinh, sữa chua, men tiêu hóa… Những thực phẩm này chứa hàng tỉ lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon, và chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó cần bổ sung cho trẻ đủ các nhóm chất thiết yếu như đạm, béo, đường, tinh bột cùng các vitamin A, C, D, B và các khoáng chất cho cơ thể.
- Trẻ bị bệnh cần được cách ly
Như đã biết bệnh chân tay miệng lây truyền qua đường tiếp xúc, chúng có khả năng lây lan rất nhanh nếu không được kiểm soát kịp thời. Bởi vậy, khi trẻ bắt đầu có những triệu chứng của bệnh chân tay miệng cần cho trẻ nghỉ học ít nhất là 10 ngày kể từ khi phát bệnh.
Việc cách ly cho trẻ không những phòng chống bệnh lây lan, bùng phát thành bệnh dịch mà còn giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bị bệnh cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.
- Vấn đề vệ sinh
Đối với những gia đình có trẻ đang bị bệnh chân tay miệng khi xử lý rác thải như khăn giấy, tã, bỉm, phân của trẻ cần cho vào túi nilon buộc chặt sau đó vất rác đúng nơi quy định. Cho trẻ vệ sinh đúng nơi quy định xử lý sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe những người xung quanh.
Làm sạch và khử trùng bình sữa trước và sau khi cho bé ăn
Sau khi xử lý rác thải cần rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi chế biến thực phẩm hoặc pha sữa cho trẻ. Thường xuyên lau sạch các bề mặt trẻ thường tiếp xúc như nền nhà, thành cầu thang, mặt bàn, ghế… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng. Khử trùng đồ chơi, bát đĩa, thìa, cốc, bình sữa của trẻ thường xuyên.
Những biểu hiện sớm nhất của bệnh chân tay miệng
Sau khi trẻ tiếp xúc với người bị bệnh thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. Nhưng trong thời gian này thường không có biểu hiện bất thường nào, một số trường hợp có thể có sốt nhẹ và kèm theo ngay sau đó là những nốt ban đỏ, mụn nước như bị bỏng xuất hiện tại các vị trí đặc trưng của bệnh. Như bàn chân, lòng bàn tay, trong và xung quanh miệng, đầu gối, và bộ phận sinh dục của trẻ.
Biểu hiện của bệnh chân tay miệng
Ở giai đoạn này bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi sau khi điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu xuất hiện những biến chứng như giật mình khi đặt trẻ ngủ, sốt cao trên 39 độ C và không có phản ứng với thuốc hạ sốt. Kèm theo là những biểu hiện như lác mắt, nhịp tim nhanh, run chi, mất thăng bằng, trẻ quấy khóc … cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để khám và để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: