Móng tay có tác dụng bảo vệ mạch máu và các dây thần kinh ở đầu chi nên có vai trò vô cùng quan trọng. Trong nhiều trường hợp, bộ phận này cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, phụ huynh nên tìm hiểu các bệnh về móng tay ở trẻ để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà mình.
Nấm móng tay
Đây là một trong những bệnh về móng tay phổ biến nhất mà trẻ hay mắc phải. Trẻ thường có thói quen chơi đùa và cầm các đồ chơi, vật dụng hoặc chà xát chúng xuống mặt đất, sau đó không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này khiến cho các vi nấm tấn công gây ra hiện tượng nấm móng tay. Lúc này, xung quanh phần móng tay của bé sẽ dày lên và gồ ghề, trường hợp nặng còn thấy mủ chảy ra.
Nấm móng tay là bệnh trẻ em thường mắc phải
Nấm móng tay không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách bệnh có thể tái lại nhiều lần. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu chế độ chăm sóc móng tay tại nhà cũng rất quan trọng. Bạn nên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi xong, thường xuyên cắt tỉa móng tay cho trẻ và có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
Móng tay bị xước măng rô
Thiếu Axit Folic và vitamin C là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, ở những trẻ bị nấm da, viêm da cũng có thể xuất hiện tình trạng xước măng rô. Các bậc phụ huynh nên dùng kéo hoặc đồ cắt móng tay để bấm phần xước măng rô đó đi, tuyệt đối không được để trẻ kéo ra sẽ làm phần xước bị chảy máu và gây đau đớn.
Việc điều trị bệnh cũng khá dễ dàng, bạn chỉ cần để ý đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ, bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và Axit Folic là được. Ngoài ra, bổ sung thuốc chứa 2 nguyên tố vi lượng này cũng là cách điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, không nên cho trẻ để móng tay quá dài, phải cắt dũa gọn gàng để trẻ không tự làm xước tay của mình.
Móng tay lòng thìa
Khi thấy móng tay của trẻ có hình dạng giống như một cái thìa, rất có thể trẻ đang bị thiếu máu, bị các bệnh về xương hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp. Để biết chính xác trẻ mắc phải tình trạng bệnh lý nào, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở thăm khám để được điều trị kịp thời.
Móng tay lòng thìa ở trẻ là biểu hiện của việc thiếu sắt
>> Tìm hiểu thêm: Bé bị rôm sảy ở lưng mẹ cần làm ngay điều này
Ngoài ra, nếu trẻ bị thiếu sắt, bạn có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm hàng ngày như: Lòng trắng trứng, đậu hũ, các loại ngũ cốc, đậu nành…
Xuất hiện các vệt trắng trên móng tay
Nếu trên móng tay của trẻ xuất hiện các vệt trắng, ở phần đáy móng có vảy bị bong tróc có nghĩa là trẻ đang bị thiếu hụt chất lâu dài, một số chất mà mẹ cần bổ sung ngay cho bé đó là: Đạm, kẽm, Omega 3 hoặc vitamin B12.
Cách bổ sung đơn giản nhất là các mẹ nên thay đổi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, bổ sung thêm các loại trứng, thịt, cá hồi, cá thu, hải sản, các loại rau xanh, đậu đen…
Màu sắc trên móng tay của trẻ có sự thay đổi
Không chỉ có các biểu hiện mà khi móng tay của trẻ có sự thay đổi về màu sắc cũng là lúc bạn cần phải chú ý đến nhiều hơn, từ đó mới có thể biết được con đang mắc bệnh gì hay thiếu chất gì.
Sự thay đổi màu sắc trên móng tay của trẻ cũng có thể gây ra bệnh lý khác nhau
+ Móng tay có màu đỏ hoặc hồng bất thường: Nếu móng của trẻ có màu đỏ thì bạn hãy cho trẻ đi kiểm tra các vấn đề về tim mạch. Còn nếu có màu hồng thì khả năng cao trẻ đang bị thiếu máu.
+ Móng tay của trẻ có những vệt trắng ngang: Đây là biểu hiện của sự thiếu hụt protein ở trẻ. Các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein để trẻ hấp thụ được tốt hơn.
Móng tay tuy là một bộ phận nhỏ nhưng lại phản ánh được rất nhiều tình trạng sức khỏe của bé yêu đấy nhé. Việc nhận biết các bệnh về móng tay ở trẻ sẽ giúp cho bạn có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: