https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa hoặc khi thay đổi thời tiết. Hơn nữa bệnh lý này còn có thể tái đi tái lại nhiều lần, do vậy các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đến những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, từ đó tìm ra cách điều trị và phòng tránh kịp thời.

Làm thế nào để phát hiện ra trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa?

Viêm mũi, viêm họng là một trong những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sớm nhất. Tuy nhiên những bệnh lý này cũng thường xảy ra ở trẻ nên cha mẹ chủ quan và không cho trẻ đi khám. Đến khi bệnh trở nặng mới phát hiện ra thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa mà cha mẹ không nên bỏ qua như sau:

+ Sốt cao, viêm mũi: Đây là những biểu hiện đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa. Mức độ sốt của mỗi trẻ sẽ có sự khác biệt tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, trẻ sơ sinh có thể bị sốt do viêm nhiễm hoặc do thay đổi thời tiết.

 Sốt cao là biểu hiện đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

Sốt cao là biểu hiện đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

+ Đau tai: Với triệu chứng này, trẻ thường quấy khóc, trong tai có mủ hoặc có nước, dịch vàng chảy ra bên ngoài, trẻ hay lấy tay dụi vào tai để làm giảm cơn ngứa ngáy, khó chịu…

+ Mũi bị nghẹt, có dịch nhầy: Những trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm tai giữa, lúc này mũi của bé sẽ chảy nước trong. Một vài ngày tiếp theo, dịch nhầy chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây cho thấy mức độ nhiễm bệnh của trẻ đã trở nên nặng hơn.

+ Rối loạn tiêu hóa: Khi cha mẹ không phát hiện ra và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những vấn đề về hệ tiêu hóa như: Đi ngoài nhiều, phân lỏng…

+ Bé thường cảm thấy khó chịu và đau đớn, nhất là về ban đêm và khi thời tiết đã trở lạnh. Ngoài ra, khi ngủ trẻ cũng hay trở mình, lăn qua lăn lại liên tục để giảm đau đớn trong tai. Đây cũng là lúc tình trạng bệnh của trẻ đã trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

 Khi bị viêm tai giữa, trẻ sơ sinh thường đau tai và quấy khóc

Khi bị viêm tai giữa, trẻ sơ sinh thường đau tai và quấy khóc

+ Mắt đổ ghèn: Đây cũng là dấu hiệu mà cha mẹ nên để ý để phát hiện kịp thời bé có bị viêm tai giữa hay không. Trẻ sơ sinh thường hay bị tắc tuyến lệ trong những tháng đầu đời, nhưng nếu bé yêu của bạn mắt bị đổ ghèn kèm với hiện tượng cảm lạnh thì có nghĩa là bé đang bị viêm tai.

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn so với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Lý do là bởi trẻ sơ sinh còn khá yếu, hệ miễn dịch cũng chưa hoàn thiện, khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ đã sử dụng thuốc sẽ khiến bệnh tình của trẻ trở nên nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp hơn.

Khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh có thể dùng nước ấm để lau người cho bé và cho bé mặc quần áo rộng, có độ thấm hút tốt để trẻ không bị sốt cao gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, cũng nên cho trẻ bú nhiều hơn để tăng thêm sức đề kháng.

 Cho trẻ đi khám ngay nếu có biểu hiện của bệnh viêm tai giữa

Cho trẻ đi khám ngay nếu có biểu hiện của bệnh viêm tai giữa

Thông thường, bệnh viêm tai giữa sẽ tự hết sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh ngày càng diễn biến xấu và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đi khám ngay. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh việc khám chữa bệnh thì việc phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh cũng rất cần thiết. Các bậc phụ huynh nên lưu ý những điều sau để đảm bảo bé yêu của mình có được một đôi tai khỏe mạnh:

+ Khi tai của trẻ đang bị viêm nhiễm tuyệt đối không được để nước nhỏ vào. Nếu chẳng may nước lọt vào tai trẻ khi tắm, cần nghiêng đầu bé để nước trong tai thoát ra ngoài, sau đó dùng tăm bông hoặc khăn mềm thấm hết nước ngoài tai.

+ Không cho trẻ dùng những vật cứng chọc vào tai. Nếu muốn lấy ráy tai hãy đến những cơ sở y tế để được chăm sóc.

+ Chỉ nên vệ sinh bên ngoài tai cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý và tăm bông.

+ Không nên để trẻ nằm dưới đất để tránh trường hợp côn trùng bò vào trong tai.

Nhận biết biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sớm sẽ giúp bạn có thể điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả cho bé yêu nhà mình. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46