Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em mẹ nên biết để điều trị kịp thời

Bệnh tay chân miệng là bệnh diễn ra quanh năm nhưng thường bùng phát lớn vào thời gian giao mùa. Những triệu chứng của bệnh khá giống với một số bệnh như phát ban, mề đay nên dễ làm các bậc phụ huynh chủ quan. 

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiếp xúc giữa người với người. Bệnh do virus coxsackievirrus A16 và enterovirus EV71 gây ra do nhiễm trùng đường ruột. Nếu người nhiễm virus ở thể nhẹ tức là virus A16 thì sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng sẽ gặp những biến chứng không hề nhẹ nếu nhiễm phải virus EV71.

 Bệnh chân tay miệng do virus gây ra

Bệnh chân tay miệng do virus gây ra

Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ em được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với mức độ nguy hiểm cũng tăng nên. Giai đoạn 1 là ở thể nhẹ bệnh có thể tự khỏi sau 5 -7 ngày điều trị với thuốc bôi đơn giản. Nhưng bắt đầu có những biến chứng từ giai đoạn 2 cần có pháp đồ điều trị của bộ y tế. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao biểu hiện bệnh chân tay miệng của trẻ để có biện pháp ứng cứu kịp thời, giảm thiểu tối đa di chứng để lại sau này.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ được chia thành 4 giai đoạn với những biểu hiện đặc trưng như sau:

Cấp độ 1: Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này là những cơn sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ chưa cần sử dụng đến thuốc hạ sốt. Kèm theo đó là những nốt ban đỏ, mụn nước tại các vị trí đặc trưng của bệnh đó là tay, chân và miệng đôi khi những nốt đỏ còn có ở đầu gối, mông và bộ phận sinh dục của trẻ.

 Biểu hiện bệnh tay châm miệng ở trẻ nhỏ

Biểu hiện bệnh tay châm miệng ở trẻ nhỏ

Cấp độ 2: Cấp độ này được chia thành hai giai đoạn nhỏ, ở giai đoạn này đã bắt đầu có những ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch.

          2A:  Trẻ có những biểu hiện như sốt cao trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, giật mình khi đặt trẻ ngủ >2 lần/ 30 phút. Kèm theo đó là nôn, quấy khóc, ngủ không sâu giấc. Đây là giai đoạn tốt nhất để đưa trẻ đi viện để có thể ứng cứu kịp thời.

          2B: Nhịp tim đập nhanh >150 lần/ 1 phút nhịp tim này được tính khi trẻ nằm yên không vận động. Kèm theo những biểu hiện như liệt chi, thay đổi giọng nói, sặc nước bọt, ngồi không vững, run người.

Cấp độ 3: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở cấp độ này có nhiều biến chứng thần kinh, hô hấp và hệ tim mạch. Nhịp tim > 170 lần/phút, kèm theo vã mồ hôi, huyết áp tăng, rối loạn tri giác, nhịp thở nhanh, có cơn ngưng thở…

Cấp độ 4: Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm có biểu hiện sốc mạch = 0, huyết áp = 0 nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Kèm theo đó là hiện tượng phù phổi cấp do bị ứ đọng nước trong phổi, gây ra khó thở, ngưng thở khi ngủ…    

Cách điều trị cơ bản

  • Thuốc uống

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chỉ có những loại điều trị triệu chứng của bệnh.

  • Thuốc bôi

Bệnh tay chân miệng khi xuất hiện những biểu hiện của bệnh chỉ có biện pháp sử dụng những dung dịch sát khuẩn như xanhmethylen, cồn đỏ, thuốc tím… Bôi ngoài da những vùng tổn thương viêm loét để tránh bội nhiễm bệnh tiến triển nặng hơn. 

Phương pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh tay chân miệng hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh, chính vì thế việc vệ sinh sạch sẽ là phương pháp duy nhất giúp trẻ phòng tránh được căn bệnh này.

•    Cách ly bé trong thời gian bị bệnh để tránh lây lan sang cho trẻ khác, không cho đi nhà trẻ, đi học hoặc đến những khu vui chơi tập trung…

•    Rửa tay thường xuyên cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn.

•    Vệ sinh nhà ở, khu vui chơi của bé thường xuyên với nước tẩy rửa.

•    Diệt khuẩn dụng cụ cho bé ăn như bát, đĩa, thìa trước khi cho bé ăn với nước sôi.

•    Cho bé ăn những loại thực phẩm như sữa chua, men tiêu hóa để tăng sức cường hệ miễn dịch của trẻ.

•    Đối với những trẻ đủ nhận thức dạy cho bé rửa tay đúng cách.

 Những điều cần thiết khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Những điều cần thiết khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Ngoài việc giữ vệ sinh, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến chế độ ăn của trẻ luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất. Trong thời gian bị bệnh nên nấu thức ăn cho trẻ mềm hơn, lỏng hơn. Bổ sung nước đầy đủ hoặc những loại nước cam bổ sung vitamin C, A, D, B. Đặc biệt là vitamin A lúc này rất cần thiết cho trẻ, trong giai đoạn thoái trào của bệnh vitamin A giúp phòng tránh nguy cơ bội nhiễm rất hiệu quả.

Nếu trẻ đau miệng không ăn được cần chia nhỏ bữa ăn và cho ăn nhiều lần trong ngày để đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Không nên quá ép bé ăn, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Theo dõi sát sao biểu hiện của bệnh chân tay miệng để có biện pháp ứng cứu kịp thời.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status