Bệnh giời leo ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng khiến bé đau rát, khó chịu vô cùng. Nhận biết được nguyên nhân gây bệnh cùng những biểu hiện đặc trưng của bệnh sẽ giúp cha mẹ có hướng điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho con.
Bệnh giời leo ở trẻ em
- Nguyên nhân
Bệnh giời leo ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra như do virus thủy đậu ở trẻ nhỏ, do tiếp xúc với côn trùng có nọc độc như bọ giời, kiến ba khoang… hoặc một số nguyên nhân do cơ thể có sức đề kháng yếu, stress cũng là điều kiện để bệnh phát triển.
Bệnh giời leo ở trẻ em
Ở trẻ em thông thường là do virus thủy đậu và côn trùng gây ra bệnh giời leo. Bệnh giời leo có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc, nhất là những trẻ chưa từng bị mắc thủy đậu.
- Biểu hiện
Trong những ngày đầu của bệnh những tổn thương trên da mới bắt đầu xuất hiện. Những vết xước nhỏ hình thành trên da như bị cào. Bé sẽ có cảm giác ngứa, nóng rát và hay đưa tay gãi. Sau đó là những bọng nước li ti xuất hiện dần trên da do bỏng photpho hữu cơ gây ra.
Những vết bỏng kích thích phản ứng của cơ thể khiến trẻ có thể bị sốt nhẹ khoảng 37,8 độ. Lúc này trẻ đã bắt đầu cảm nhận được sự khó chịu ở những tổn thương khiến người mệt mỏi, trẻ quấy khóc, đau người nhất là ở vị trí tổn thương.
Những mụn nước cứ thế phát triển với kích thước to hơn lúc ban đầu và vỡ ra để lại vết thâm và sẹo rất mất thẩm mỹ. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
- Dấu hiệu nguy hiểm
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh giời leo có thể khiến trẻ bị giảm thị lực, liệt cơ mặt, đau đầu, xuất hiện mụn nước nhiều hơn…
Trẻ dùng thuốc gì khi bị bệnh giời leo
Bệnh giời leo sẽ không quá nguy hiểm nếu có phương pháp điều trị kịp thời. Trong thời gian trẻ bị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng thuốc cũng như phương pháp chăm sóc tổn thương. Tránh tình trạng bệnh nặng hơn do bố mẹ tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, tự điều trị cho trẻ không đúng cách.
- Bài thuốc dân gian
Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp trị bệnh giời leo ở trẻ em rất an toàn và hiệu quả. Sử dụng đậu xanh ngâm trong nước cho mềm sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương. Làm 2 lần/ngày vào lúc trẻ ngủ để bột đậu không bị rơi ra ngoài. Với cách làm này bệnh sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày.
Chữa bệnh giời leo ở trẻ em với đậu xanh
Ngoài ra, sử dụng cây nhọ nồi giã nát đắp lên tổn thương là cách vô cùng hiệu quả đối với căn bệnh này. Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu, là một loại kháng sinh tự nhiên. Làm 3 lần/ngày tình trạng bệnh sẽ mau chóng cải thiện rõ rệt.
- Thuốc tây y
Những bài thuốc thảo dược dân gian chỉ có tác dụng khi bệnh ở thể nhẹ nhưng nếu khi bệnh có những biểu hiện nặng hơn cần sử dụng đến những loại thuốc tây y có tác dụng nhanh hơn. Đa số các loại thuốc có tác dụng làm dịu da, xoa dịu cơn khó chịu với các hoạt chất như: kẽm, xanh methylen, jarish… Nếu trên da có biểu hiện nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định dụng những loại thuốc kháng sinh, sát khuẩn.
Chăm sóc tổn thương như thế nào
Khi chăm sóc những tổn thương do bệnh giời leo gây ra ở trẻ cần lưu ý không để cho bé gãi vùng bị mụn nước gây viêm loét khiến bệnh khó lành và dễ hình thành sẹo hơn. Tắm rửa cho trẻ bằng nước mát giúp trẻ bớt ngứa và giúp làm sạch vùng tổn thương. Sau khi tắm nên sát khuẩn vùng da bị giời leo với cồn đỏ bằng gạc sạch. Sau đó bôi thuốc điều trị, có thể dùng đá bọc trong vải mềm để chườm làm dịu cơn ngứa, đau ở vùng da bị tổn thương.
Giời leo ở vùng mắt
Khi tắm cần nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bọng nước. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, trong thời gian trẻ bị bệnh quần áo cần giặt thật kỹ và không nên sử dụng các loại nước xả vải.
Phòng tránh bệnh giời leo ở trẻ em như thế nào?
Bệnh giời leo nếu được chữa trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên bệnh gây cho trẻ đau nhức, khó chịu.
Sử dụng vacxin để phòng tránh bệnh giời leo cho trẻ hiệu quả
Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa để tránh sự cư trú của một số loại côn trùng chứa nọc độc như kiến ba khoang, bọ giời hay còn gọi là con giời leo. Nhất là vào thời điểm tháng giêng mùa ẩm ướt, mưa nhiều những loại côn trùng này phát triển rất nhiều và thường bò vào nhà để cư trú.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị giời leo
Trẻ bị giời leo nên kiêng ăn những thực phẩm như đồ nếp, thịt gà, đồ tanh, rau muống gây ra ngứa và hình thành sẹo thâm, sẹo lồi rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng giúp bệnh mau khỏi hơn.
Bổ sung thêm những loại trái cây, rau xanh, và nước cho cơ thể. Vì trong quá trình điều trị bệnh giời leo ở trẻ em dùng nhiều thuốc kháng sinh. Bổ sung nước và các vitamin giúp tăng cường hệ bài tiết, thúc đẩy những yếu tố độc hại do thuốc ứ đọng bên trong cơ thể.
>> Có thể bạn quan tâm: