Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng da lành tính, tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Cách phòng tránh và điều trị bệnh ra sao.
Virus gây bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu do virus Varicella-zoster gây ra, cùng một loại virus gây bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ và bệnh zona thần kinh ở người lớn. Biểu hiện của bệnh được chia thành 4 giai đoạn với những dấu hiệu khác nhau. Ở giai đoạn ủ bệnh hầu hết bạn sẽ không cảm nhận được dấu hiệu khác thường nào. Sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ bắt đầu có những cơn sốt nhẹ và sự xuất hiện của các mụn ban đỏ trên da.
Virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu
Các nốt mụn này phát triển từng ngày, kèm theo mụn nước và vỡ ra khi có tác động hoặc kích thước quá to chúng sẽ tự vỡ. Đây còn được gọi là giai đoạn thoái trào và cũng là thời điểm dễ bị nhiễm trùng nhất. Bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 – 15 ngày, và các đợt mụn thường chia thành 3 – 4 lần mọc khác nhau chứ không mọc cùng một lúc. Nên đặc điểm nhận dạng bệnh thủy đậu là các nốt mụn trên da có nhiều độ tuổi khác nhau.
Sau giai đoạn thoái trào nếu được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ các nốt phỏng bị vỡ sẽ dần khô miệng và đóng vảy bước vào giai đoạn phục hồi. Bệnh thủy đậu chỉ được coi đã khỏi hoàn toàn khi không còn mụn nước hay ban đỏ. Các mụn đều đóng vảy và tái tạo lớp da mới.
Biến chứng bệnh thủy đậu gây ra
Bước vào giai đoạn thoái trào là thời điểm dễ gây biến chứng nhất. Các mụn nước vỡ ra cần được sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn để tránh bị nhiễm trùng. Nếu không được chăm sóc đúng cách trong giai đoạn này bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nặng đến sức khỏe người bệnh:
Biến chứng của bệnh thủy đậu
• Nhiễm trùng, bội nhiễm trong giai đoạn thoái trào. Các nốt phỏng bị vỡ, nở loét và lan rộng, kèm theo mủ và sưng tấy.
• Sốt cao dẫn đến co giật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thậm chí là viêm màng não. Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
• Phù phổi do tích nước gây ra hiện tượng khó thở, ho ra máu. Biến chứng này thường xuất hiện ở ngày bệnh 4 – 5 và chỉ xuất hiện ở người lớn.
• Các mụn nước mọc tại cổ họng, trong tai có thể gây viêm tại giữa hoặc viêm phế quản. Làm cho người bệnh khó ăn uống.
Trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu bạn nên quan tâm đến bệnh thủy đậu lây qua đường nào để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều người, vì sự khó chịu và những biến chứng bệnh có thể gây ra. Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng da do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc.
Tuy nhiên, rất may mắn bệnh thường chỉ xuất hiện ở mỗi người một lần trong đời sau đó cơ thể sẽ tự sản sinh miễn dịch với căn bệnh này. Mặt khác sau khi khỏi bệnh loại virus này vẫn tồn tại trong hệ thần kinh và có thể tái hoạt động bất cứ lúc nào. Virus Varicella-zoster có thể tồn tại, cư trú trong hệ thần kinh ở người lớn chờ thời cơ thuận lợi sẽ kích hoạt trở lại và gây bệnh.
Bệnh thủy đậu lây qua đường tiếp xúc
Lây qua đường tiếp xúc có nghĩa khi bạn tiếp xúc với những đồ vật người bệnh đã từng sử dụng có tồn tại dịch tiết nước bọt hoặc dịch tiết từ mụn nước của người bệnh. Bạn có khả năng rất cao mắc phải bệnh thủy đậu, nhất là những người chưa từng bị mắc căn bệnh này. Các đồ vật như chăn, gối, quần áo, bát đĩa, thìa, dép…
Hoặc khi bạn nói chuyện hoặc đứng gần người bệnh vô tình nuốt hoặc hít phải dịch tiết nước bọt của người bệnh. Với tốc độ lây lan của bệnh thủy đậu rất dễ để bùng phát bệnh dịch.
Cách phòng tránh bệnh thủy đậu
Cho đến nay bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng bệnh, đây là cách phòng bệnh hiệu quả và lâu dài nhất. Các lứa tuổi nên tiêm phòng thủy đậu thường là trẻ nhỏ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, phụ nữ có dự định mang thai nên tiêm phòng trước ít nhất 3 tháng, người lớn ngoài 50 tuổi. Khi tiêm phòng cần tiêm nhắc lại mũi 2 mới mang lại hiệu quả tối đa.
Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là biện pháp hiệu quả, lâu dài
Để phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả cả người bệnh và người khỏe mạnh cần những lưu ý sau:
Đối với người bệnh
• Tự chủ động cách ly trong thời gian bị bệnh, không đến nơi đông người hoặc có tiếp xúc với các thành viên trong gia đình trong thời gian bị bệnh.
• Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống kết hợp đúng liều lượng và đúng thuốc để bệnh mau khỏi.
• Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát, thìa, chăn, gối, quần, áo…
• Đến bệnh viện để khám khi có những dấu hiệu, biến chứng bất thường.
Đối với người khỏe mạnh
• Rửa tay hàng ngày với xà phòng sát khuẩn, quan trọng nhất là trước và sau khi ăn.
• Đeo khẩu trang, găng tay khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc chăm sóc với người bị bệnh thủy đậu.
• Ở Việt Nam mùa dịch thủy đậu thường vào tháng 2 – 8 nên tiêm phòng vắc xin phòng bệnh trước 1 tháng để thuốc phát huy tác dụng.
• Nhà có trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cần chú ý lịch tiêm, đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện để tiêm phòng đúng và đủ số lượng.
• Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và sức khỏe hệ miễn dịch cho cơ thể.
>> Có thể bạn quan tâm: