https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và những thông tin cơ bản bạn cần biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và những thông tin cơ bản bạn cần biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh. Bệnh có nguy cơ lây lan và bùng phát thành dịch rất cao. Vì vậy cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh nhằm giúp phòng tránh và có biện pháp xử trí kịp thời khi chẳng may trẻ mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) tồn tại trong đường tiêu hóa gây ra. Đây là loại bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác qua các hoạt động tiếp xúc thông thường hàng ngày.

 Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bởi thời điểm này hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên khả năng chống lại sự xâm nhập của virus còn hạn chế khiến trẻ dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng xảy ra là do cơ thể bị nhiễm trùng bởi nhóm virus nonovio enterovirus. Và nguồn lây nhiễm chủ yếu là do coxsackievirus đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa và gây bệnh. Đồng thời, trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây nhiễm bệnh từ người khác thông qua:

+ Đờm hoặc dịch tiết mũi của người bệnh bắn vào.

+ Người bệnh hôn trẻ khiến vi khuẩn từ người bệnh truyền sang trẻ qua nước bọt.

+ Người bệnh vỡ mụn nước lây sang cho trẻ.

+ Trẻ đến nơi đông người, nơi không khí bị nhiễm khuẩn do người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng thể nhẹ ở trẻ em

Trẻ bị mắc tay chân miệng sẽ có những dấu hiệu điển hình như:

- Sốt: Trẻ sẽ bị sốt ngay khi bệnh ở thể nhẹ. Có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ nhưng dễ hạ.

- Tổn thương da: Thường ở các vị trí quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, họng, đầu gối…. Sẽ xuất hiện những tổn thương ngoài da như rát, đỏ và có các mụn nước.

 Bệnh chân tay miệng gây nên các tổn thương ngoài da

Bệnh chân tay miệng gây nên các tổn thương ngoài da

- Trẻ cảm thấy mệt mỏi, bỏ bú, tăng tiết nước bọt kèm tiêu chảy và quấy khóc nhiều.

Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn thì trẻ có những biểu hiện như:

- Sốt cao nhưng không hạ: Tình trạng bệnh nặng khiến thân nhiệt của trẻ trên 38.5 độ và thời gian sốt kéo dài. Dù trẻ được hạ sốt bằng cách uống thuốc paracetamol nhưng cũng không hạ mà cần phải áp dụng loại thuốc liều cao và đặc trị.

- Trẻ quấy khóc: Trẻ khó chịu, bứt rứt và quấy khóc cả đêm. Giai đoạn nặng của bệnh tay chân miệng khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, không ngủ yên, cứ 15 - 20 phút lại tỉnh giấc và quấy khóc.

- Hay giật mình: Đây cũng là một dấu hiệu khi trẻ bị nhiễm độc thần kinh. Ngay cả khi trẻ đang chơi cũng giật mình. Vì vậy cha mẹ cần theo dõi sát xem dấu hiệu này có diễn ra thường xuyên và có tăng lên hay không.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thường dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Phương pháp điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Chân tay miệng là bệnh do nhiều virus gây ra. Vì vậy hiện nay chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào dành cho bệnh này. Vì vậy, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng của bệnh như:

+ Hạ sốt cho trẻ, kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau và đồng thời sát trùng niêm mạc miệng cho trẻ.

+ Cho trẻ ăn thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, sữa…

+ Chú ý vệ sinh da sạch sẽ nhằm phòng chống bội nhiễm. Cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ hoặc bôi các tổn thương ở da bằng Betadin sau khi tắm.

 Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để phòng tránh lây bệnh cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để phòng tránh lây bệnh cho trẻ

Cách phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ sơ sinh

+ Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ sạch sẽ. Người lớn trước khi bế trẻ, cho trẻ ăn cũng cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Rửa tay dưới vòi nước chảy nhiều lần/ngày sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh, thay tã cho trẻ. 

+ Đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Các vật dụng cá nhân sử dụng cho trẻ cần được vệ sinh và tráng bằng nước sôi trước khi sử dụng.

+ Không cho trẻ ăn bốc, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ngậm đồ chơi, mút tay….

+ Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ thật tốt.

+ Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh hay có nghi ngờ mắc bệnh.

Như vậy, tuy bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh không có cách điều trị cụ thể nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể phòng và chăm sóc con yêu của mình bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh để tránh nguy cơ nhiễm trùng và giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46