https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường mắc ở trẻ nhỏ. Nhiều người vẫn còn thắc mắc về vấn đề bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Tùy vào cấp độ mắc phải mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những biến chứng mà căn bệnh này có thể để lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột Enterovirus gây ra những nốt ban đỏ, mụn nước. Mụn thường mọc ở các vùng đặc trưng như lòng bàn chân, bàn tay, trong miệng, đầu gối và cả ở bộ phận sinh dục của trẻ.

Bệnh thường lây qua đường tiếp xúc, nước bọt, ăn uống chung bát đũa với người bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở lứa tuổi dưới 5 và đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi khi lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu.

 Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Chân tay miệng là bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng dễ bùng phát nhất là vào thời gian giao mùa tháng 8 – 9. Nhiều người thắc mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, điều này còn tùy thuộc vào từng cấp độ của bệnh.

Phân chia cấp độ bệnh

Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế bệnh tay chân miệng được chia ra làm 4 độ. Với cấp độ nguy hiểm cũng theo đó mà tăng lên.

  • Cấp độ 1

Gây ra những cơn sốt nhẹ và các mụn ban đỏ, bọng nước tổn thương trên da. Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh tay chân miệng. Với trường hợp này cha mẹ cần theo dõi và sát khuẩn tổn thương cho con đúng cách, sau 5 – 7 ngày bệnh sẽ khỏi hẳn.

 Gây ra những nốt ban đỏ tại các vị trí như lòng bàn chân, bàn tay, trong miệng…

Gây ra những nốt ban đỏ tại các vị trí như lòng bàn chân, bàn tay, trong miệng…

  • Cấp độ 2

Đây là cấp độ đã gây nên những ảnh hưởng đến hệ thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Ở cấp độ này được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Có những biểu hiện như giật mình dưới 2 lần/ 30 phút, sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 độ C, nôn trớ nhiều, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. 

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này trẻ sẽ có biểu hiện giật mình trên 2 lần/ 30 phút, kèm theo 1 trong các biểu hiện như ngủ gà, mạch đập nhanh trên 150 lần/phút khi trẻ không sốt hoặc sốt trên 39 độ C nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Có một số trẻ sẽ có biểu hiện co giật nhãn cầu, lác mắt, mất khả năng di chuyển các chi, thay đổi giọng nói, sặc nước bọt do bị liệt thần kinh sọ. 

  • Cấp độ 3

Cấp độ 3 của bệnh đã có những biến chứng nặng nề đến hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch.

+   Mạch đập nhanh > 170 lần/ phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).

+    Vã mồ hôi khiến lạnh toàn thân.

+    Tăng huyết áp.

+    Nhịp thở nhanh do bị rối loạn hô hấp có thể dẫn đến ngưng thở, thở nông, khò khè, tức ngực….

+    Tăng trương lực cơ.

  • Cấp độ 4

Đây là cấp độ vô cùng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng khi xuất hiện các dấu hiệu: sốc, phù phổi cấp do ứ đọng quá nhiều nước dẫn đến tình trạng ngừng hoặc khó thở cho trẻ. 

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chỉ gây nguy hiểm khi nhiễm virus EV71 (enterovirus 71) đây là virus vô cùng nguy hiểm. Bởi virus này có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Loại virus này sau khi thâm nhập vào đường ruột sẽ vào hệ bạch huyết sau đó đi vào máu và đi vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương.

Hậu quả của virus này gây ra có thể là viêm não do bệnh tay chân miệng gây ra những biến chứng để lại cho người bệnh rất nguy hiểm. Viêm não nếu có chữa khỏi cũng để lại cho người bệnh những di chứng vô cùng nặng nề, phải sống phụ thuộc vào gia đình cả đời. Nếu không bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay, đối với ngành y tế đây là một bài toán nan giải làm sao để nghiên cứu ra loại thuốc có thể chữa khỏi căn bệnh này.

 Cần vệ sinh tổn thương để tránh trẻ bị bội nhiễm giai đoạn thoái trào

Cần vệ sinh tổn thương để tránh trẻ bị bội nhiễm giai đoạn thoái trào

Một biến chứng khác cũng vô cùng nguy hiểm ở giai đoạn thoái trào. Ở thời điểm này nếu vết thương không được giữ vệ sinh sạch sẽ gây ra bội nhiễm có thể dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng nặng nề. 

Ngoài ra, biến chứng ở hệ tim mạch khiến cho tim co bóp mạnh, rối loạn nhịp tim dẫn đến suy tim cấp khiến máu ở tim không đưa đủ đến các bộ phận để nuôi cơ thể và dẫn đến trụy mạch, ngừng tuần hoàn.

Bên cạnh đó, trường hợp phù phổi do bị ứ đọng nước quá nhiều dẫn đến trẻ khó thở, ngừng thở khi ngủ. Khó thở trong trường hợp này vô cùng nguy hiểm vì hiện nay chưa có cách nào can thiệp để đẩy bớt nước từ phổi ra bên ngoài. Bệnh nhân có thể bị liệt nửa người hoặc tử vong nếu thiếu oxi lên não.

Tìm hiểu: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Cần làm gì để giảm mức độ nguy hiểm của bệnh

  • Thăm khám kịp thời

Đối với bất cứ bệnh nào việc thăm khám kịp thời cũng là điều kiện cần và đủ để có thể giảm một cách hiệu quả những biến chứng của bệnh. Bệnh tay chân miệng cũng vậy, đối với cấp độ một khi bệnh ở thể nhẹ hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú. Nhưng cần theo dõi biểu hiện của trẻ vì bệnh có thể chuyển biến rất nhanh.

Hiện nay có loại thuốc Gammaglobulin giúp ức chế EV71 tuy nhiên nên sử dụng trước biến chứng suy hô hấp và tuần hoàn là tốt nhất (cần được điều trị sớm từ giai đoạn 2a) . Loại thuốc này được chỉ định với biến chứng thần kinh, tim mạch và hô hấp, không hiệu quả với trường hợp đã sốc nặng và hôn mê sâu.

  • Chế độ dinh dưỡng

Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé, thường bé sẽ bị đau miệng và bỏ ăn. Cần nấu những loại thực phẩm mềm, dễ ăn, loãng hơn để bé dễ nuốt, chia nhỏ bữa ăn. Cần cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng như kẽm, khoáng chất, đặc biệt là các loại nước hoa quả ép. Với trường hợp nặng hơn cần nuôi qua đường ăn xông nhưng tốt nhất vẫn là đường ăn tự nhiên.

 Nên nấu thức ăn mềm cho trẻ dễ ăn hơn

Nên nấu thức ăn mềm cho trẻ dễ ăn hơn

  • Vệ sinh sạch sẽ

Giữ vệ sinh vùng da bị tổn thương luôn khô ráo, chấm thuốc sát khuẩn xanh methylen hoặc thuốc đỏ. Nếu thấy tổn thương da có mưng mủ cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tránh tình trạng bội nhiễm. Khử trùng đồ chơi, nhà cửa sạch sẽ đảm bảo vệ sinh cho bé khi vui chơi.

Đọc thêm:

>>> Cách điều trị bệnh tay chân miệng an toàn tại nhà

>>> Bệnh tay chân miệng có lây không?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46