https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây không? Là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ, do những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng của bệnh là điều kiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con yêu.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, do sức đề kháng của trẻ chưa thể kháng lại loại virus này. Có hai loại virus gây ra căn bệnh này là enterovirus EV71 và coxsackivirus A16, đây là hai loại virus nhiễm khuẩn đường ruột, sau khi đi vào máu sẽ làm tổn thương các cơ quan chức năng của cơ thể.

 Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Đặc biệt nguy hiểm là loại virus EV71 sau khi đi vào máu chúng sẽ đến hệ thần kinh trung ương gây ra biến chứng viêm màng não và để lại di chứng suốt đời cho người bệnh, thậm chí là tử vong.

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu vẫn là trẻ nhỏ. Khi trẻ tiếp xúc với môi trường có virus gây bệnh từ 3 – 5 ngày ủ bệnh sẽ đến thời gian phát bệnh. Như đã nói đối tượng dễ mắc phải bệnh này là trẻ em dưới 5 tuổi bởi hai lý do.

 Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiếp xúc

Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiếp xúc

  1.  Ở thời điểm này hệ miễn dịch đường ruột của trẻ chưa có khả năng chống lại các loại virus gây bệnh chân tay miệng.
  2.  Đây là độ tuổi khám phá, bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh nên nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  3.  Độ tuổi này trẻ thường đến lúc đi nhà trẻ, mẫu giáo môi trường sinh hoạt cùng với những bạn cùng độ tuổi, đây là điều kiện thuận lợi để virus lây truyền nhanh hơn.

Tay chân miệng là bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát dịch vào thời gian giao mùa giữa tháng 9 và tháng 12. Theo thống kê của bộ y tế đây là thời điểm có tần suất cao hơn hẳn, và nhiều ca có biến chứng nặng do cấp cứu muộn.

Đọc thêm: Trẻ bị bệnh tay chân miệng uống thuốc gì?

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng được chia thành nhiều giai đoạn nên triệu chứng cũng hoàn toàn khác nhau. Ở giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 3 – 5 ngày nhưng thường không có biểu hiện rõ ràng, một số trường hợp sẽ có biểu hiện sốt nhẹ. Sau đó là thời điểm phát bệnh, những mụn đỏ mọc ở các vị trí đặc trưng của bệnh như bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, đôi khi là ở đầu gối, mông, và bộ phận sinh dục của trẻ. Đây là những triệu chứng khi bệnh ở thể nhẹ và có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị với thuốc sát khuẩn tại nhà.

 Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu bệnh nhân có những biến chứng nặng hơn như khó thở, ngủ gà, giật mình > 2 lần/ 30 phút, co giật thậm chí hôn mê. Kèm theo đó trẻ quấy khóc, bỏ ăn, tăng huyết áp, nhịp tim đập mạnh, sốt trên 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt… Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp ứng cứu kịp thời. Vì rất có thể trẻ đã nhiễm virus EV71, một loại virus rất nguy hiểm của bệnh chân tay miệng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.

Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

  • Phòng tránh

Hiện nay, bệnh chân tay miệng vẫn chưa có vaxin phòng bệnh nên việc phòng tránh bệnh chỉ có thể giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với những trẻ đang mắc bệnh nên cách ly, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khỏe mạnh và không cho trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ, khu vui chơi, siêu thị trong thời gian bị bệnh.

 Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn để phòng tránh bệnh hiệu quả

Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn để phòng tránh bệnh hiệu quả

Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn uống. Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, giường, ga, gối của trẻ và phơi dưới ánh nắng mặt trời thường xuyên. Đối với đồ chơi của trẻ cần sát khuẩn sạch sẽ, tốt nhất nên dùng cồn 90 độ khử khuẩn là an toàn nhất.

Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, như các loại sữa chua, men tiêu hóa, men sống giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.

  • Điều trị

Về cách điều trị bệnh tay chân miệng, ở cấp độ 1 cha mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà với các dung dịch sát khuẩn có bán tại các hiệu thuốc như xanh methylen, cồn đỏ trong 5 – 7 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Lưu ý giữ vệ sinh cho trẻ trong thời gian phát bệnh và theo dõi tình trạng biến chuyển của bệnh. Nếu có những biến chuyển vượt cấp độ 1 cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ ứng cứu kịp thời.

Từ giai đoạn 2 trở đi cần có sự trợ giúp của bác sĩ với các loại thuốc đặc trị mới có khả năng chữa khỏi bệnh. Thời điểm tốt nhất để đưa trẻ đến viện là khi trẻ bắt đầu có những triệu chứng như sốt cao trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, mất ý thức, trẻ ngủ gà, nhịp thở không đều, giật mình, rung chi, thở mệt… Đối với biến chứng của bệnh tay chân miệng điều quan trọng nhất là cần đưa trẻ đến cơ sở y tế đúng thời điểm để hạn chế tối đa những di chứng để lại cho trẻ.

Đọc thêm:

>>> Bé bị rộp trắng trong miệng là bị bệnh gì?

>>> Các bệnh về móng tay ở trẻ thường gặp nhất

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status