https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh sởi ở trẻ em và những điều phụ huynh nên quan tâm

Bệnh sởi ở trẻ em và những điều phụ huynh nên quan tâm

Sởi là một bệnh truyền nhiễm và có thể lây sang bất cứ ai thông qua đường hô hấp. Bệnh sởi ở trẻ em càng cần phải được quan tâm và chú ý hơn cả bởi trẻ có hệ thống miễn dịch khá yếu, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng, thậm chí là tử vong.

Bệnh sởi ở trẻ em là gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ em hay không?

Bệnh sởi được gây ra bởi virus và có tính truyền nhiễm, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là ở trẻ em. Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị sởi đó là: sốt, có phát ban mọc từ mặt sau đó lan sang toàn thân, viêm kết mạc mắt… Nếu không được điều trị và phòng ngừa kịp thời, bệnh rất dễ lây lan thành dịch.

Bệnh sởi ở trẻ em có tiến triển rất nhanh và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trẻ em có hệ thống miễn dịch non yếu hơn người lớn rất nhiều nên dễ mắc phải hơn, đặc biệt là ở những trẻ bị tim bẩm sinh, suy giảm hệ miễn dịch, phổi mạn tính… Chính vì thế, khi trẻ mắc sởi cần chăm sóc và điều trị kịp thời đúng cách hạn chế những biến chứng do sởi gây ra. Một số biến chứng nguy hiểm như:

 Bệnh sởi ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh sởi ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

+ Viêm phổi: Theo nghiên cứu, cứ 20 trẻ thì có 1 trẻ dễ gặp phải biến chứng này, biểu hiện ở việc trẻ bị sốt rất cao, khó thở.

+ Tiêu chảy hoặc nôn mửa: Biến chứng này do sởi gây ra có thể gây nguy hiểm hơn rất nhiều so với nguyên nhân do virus thông thường.

+ Loét giác mạc: Biến chứng này thường xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ thiếu vitamin A hoặc suy dinh dưỡng.

+ Viêm thanh quản: Ở giai đoạn đầu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dấu hiệu này. Trường hợp bội nhiễm do biến chứng trẻ còn có thể bị khản tiếng, sốt cao, tím tái, khó thở…

+ Viêm tai giữa: Là biến chứng dễ gặp phải nhất ở những trẻ bị sởi.

+ Viêm màng não: Do bội nhiễm của biến chứng, trẻ có thể bị viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ.

+ Viêm não: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng lại để lại di chứng nặng nề nhất. Trẻ có thể bị co giật, hôn mê… thậm chí ảnh hưởng đến trí não và thể chất hoặc tử vong.

Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh sởi ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sởi ở trẻ là do virus thuộc nhóm paramyxo. Thông thường, virus này xuất hiện ở hầu họng và máu của trẻ từ lúc ủ bệnh đến khi phát ban. Khi có các dấu hiệu như ho, sổ mũi, virus này sẽ càng phát tán nhanh hơn trong không khí khiến người khác có thể bị lây nhiễm.

 Sởi là một bệnh truyền nhiễm

Sởi là một bệnh truyền nhiễm

Những con đường lây lan của bệnh sởi như sau:

+ Qua đường hô hấp: Virus gây bệnh có trong không khí và con người vô tình hít phải.

+ Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Trong quá trình chăm sóc trẻ hoặc nhiều trẻ cùng nằm trong 1 phòng bệnh, virus có thể lây lan khi các bé ho, hắt hơi hoặc quấy khóc… virus sẽ theo đó vào không khí và gây bệnh cho các bé khác qua đường hô hấp.

+ Tiếp xúc với đồ vật có nhiễm virus virus gây bệnh: Virus gây ra sởi có thể tồn tại trong môi trường sống vài giờ, do vậy khi tiếp xúc với không gian có virus rồi vô tình đưa tay lên miệng hoặc mũi cũng khiến bạn dễ mắc bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả cho trẻ

Hiện nay bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, tìm cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ là cách phòng tránh tốt nhất mà cha mẹ nên tìm hiểu.

+ Tiêm vắc xin phòng sởi

Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em. Mỗi trẻ sẽ được tiêm 2 mũi: Mũi 1 vào giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi, mũi còn lại vào giai đoạn 18 tháng tuổi. Nếu trong thời gian đó trẻ chưa thể tiêm được thì cha mẹ cũng có thể tiêm sau mà không làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

 Tiêm vắc xin phòng sởi sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Tiêm vắc xin phòng sởi sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm bệnh

+ Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bản thân và môi trường xung quanh.

Vệ sinh hàng ngày cho trẻ và giữ môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát là điều rất cần thiết. Môi trường sống ẩm thấp rất lý tưởng để các loại vi khuẩn phát triển, vì thế nếu trẻ mắc bệnh sởi thì khó để dập tắt và điều trị hiệu quả.

Khi chăm sóc cho trẻ, bạn cũng nên chú ý đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi chăm sóc bé. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào nặng hơn, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Cần kiểm soát bệnh sởi ở trẻ em thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu của bạn và giúp cho bệnh không lây lan thành dịch. Có như vậy bé mới luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46