Bệnh phế cầu khuẩn bao gồm một nhóm bệnh lý do vi khuẩn gây nên. Đây là một trong những bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh phế cầu khuẩn là gì?
Bệnh phế cầu khuẩn là tình trạng bệnh do vi khuẩn gây nên. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ và người già rất dễ mắc phải do sức đề kháng kém. Phế cầu khuẩn có thể nhiễm vào máu, màng não và phổi gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh phế cầu khuẩn là do một loại vi khuẩn gây nên
Phế cầu khuẩn từ người bệnh sẽ lây lan sang người bình thường qua tiếp xúc hàng ngày khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi… Vì vậy, người mắc bệnh cần đeo khẩu trang, không nên đến những nơi đông người để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nguyên nhân gây bệnh phế cầu khuẩn
Bệnh phế cầu khuẩn là do một loại vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus.S.pneumoniae gây nên. Các vi khuẩn đi qua đường hô hấp và xâm nhập vào phổi gây nên tình trạng viêm phổi. Thường cơ thể dễ bị mắc bệnh sau một cơn cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, hen suyễn, tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn gây viêm phổi.
Triệu chứng điển hình của bệnh phế cầu khuẩn
Khi mắc bệnh phế cầu khuẩn, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như:
+ Ho dữ dội: Người bệnh có thể ho ra đờm từ phổi. Đờm có màu xanh lá và cũng có thể pha lẫn máu.
+ Đau ngực khi ho hoặc ngay cả khi thở.
+ Ớn lạnh.
+ Thở nhanh, thở dốc.
+ Sốt.
+ Nhịp tim nhanh.
+ Cơ thể mệt mỏi.
Trẻ mắc phế cầu khuẩn khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt
Phần lớn người bệnh nhiễm phế cầu khuẩn đều nhẹ. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Điều trị bệnh do nhiễm phế cầu khuẩn
Khi mắc bệnh do nhiễm phế cầu khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Các loại kháng sinh hầu như có thể chữa dứt điểm tình trạng nhiễm vi khuẩn. Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định, sử dụng đúng liều lượng. Không nên tự ý ngừng thuốc ngay cả khi các dấu hiệu bệnh đã được cải thiện. Sử dụng đầy đủ sẽ mang lại hiệu quả tối đa trong điều trị.
Trong trường hợp phế cầu khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Tức là bệnh không đáp ứng thuốc, dùng kháng sinh mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì người bệnh cần được thăm khám và điều trị trong bệnh viện. Có trường hợp bệnh nặng cần được chăm sóc đặc biệt.
Cách phòng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn
Một trong những phương pháp phòng ngừa phế cầu khuẩn tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng đó là tiêm vắc xin phòng ngừa. Đối với trẻ em, trong các buổi tiêm ngừa định kỳ trẻ sẽ được tiêm chủng ngừa phế cầu khuẩn. Ngoài ra, những người từ 65 tuổi trở lên cũng được khuyến cáo nên tiêm chủng vắc xin phế cầu khuẩn để phòng bệnh hiệu quả.
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh phế cầu khuẩn tốt nhất
Vắc xin phòng phế cầu khuẩn thường có hai loại đó là: Thứ nhất là vắc xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13) giúp bảo vệ, chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu có nguy cơ gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Thứ hai là vắc xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PPSV23) giúp bảo vệ và chống lại 23 loại vi khuẩn phế cầu dễ gây bệnh đối với trẻ em và người lớn.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn các loại vắc xin như vắc xin chủng ngừa cúm bạn cũng cần lưu ý tiêm. Vì người mắc cúm cũng có nguy cơ dẫn đến phế cầu khuẩn ở phổi.
Ngoài ra, bệnh phế cầu khuẩn có tính chất lây lan nên việc cách ly người bệnh là cần thiết, cần đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về bệnh phế cầu khuẩn. Hãy bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu trong gia đình bằng cách tiêm vắc xin theo định kỳ nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
>> Có thể bạn quan tâm: