https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh hen suyễn ở trẻ em – điều lo lắng của cha mẹ

Bệnh hen suyễn ở trẻ em – điều lo lắng của cha mẹ

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là bệnh lý mãn tính do di truyền hoặc virus, vi khuẩn gây nên. Khi bị bệnh trẻ sẽ xuất hiện những cơn ho dai dẳng, khi lên cơn hen trẻ thường bị khó thở hoặc thở khò khè… gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của trẻ. Vì vậy, trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh sẽ giúp cha mẹ biết cách điều trị cho bé hiệu quả.    

Bệnh hen suyễn là bệnh gì? Có nguyên nhân từ đâu?

Hen suyễn còn được gọi với tên khác là bệnh hen phế quản. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng trẻ từ 2 đến 10 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng co thắt phế quản và gây ra hiện tượng tiết dịch. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó thở, cuộc sống và việc học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

 Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc rất nhiều

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc rất nhiều

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên theo một số tổng hợp thì có một số yếu tố khiến con người dễ mắc bệnh này là:

+ Tiếp xúc với nấm mốc: Nấm mốc có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong nhà. Những nơi ẩm thấp như nhà bếp, nhà tắm sẽ là điều kiện tốt để chúng phát triển. Nấm mốc sẽ phát tán theo chiều gió thổi và xâm nhập vào trẻ nhỏ. Những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

+Virus, vi khuẩn: Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị hen suyễn. Những loại virus, vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ bị một số bệnh, sức khỏe giảm sút. Khi trẻ có sức đề kháng yếu cũng dễ bị bệnh hen suyễn hơn.

+ Di truyền: Theo một số nghiên cứu, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn. Tức là nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị hen suyễn thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

 Yếu tố di truyền làm tăng khả năng hen suyễn ở trẻ em

Yếu tố di truyền làm tăng khả năng hen suyễn ở trẻ em

>> Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh Parkinson ở người trẻ

+Môi trường: Những trẻ nhỏ sống trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, khói thuốc lá cũng có nguy mắc bệnh hen suyễn nhiều hơn.

+ Thời tiết: Thời tiết thay đổi lúc giao mùa, đặc biệt vào mùa lạnh cũng khiến trẻ xuất hiện những cơn hen suyễn cấp.

+ Ngoài ra một số trường hợp trẻ bị mắc hen suyễn xuất phát từ những bệnh lý đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm mũi họng…

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có dấu hiệu như thế nào?

Khi trẻ bị hen suyễn thường có những biểu hiện như sau:

+ Trẻ thường có những cơn ho dai dẳng, xuất hiện đờm đặc. Những trẻ bị hen suyễn nặng còn có thể ho ra máu. Những cơn ho này thường xuất hiện về đêm, khi nhiệt độ xuống thấp.

+ Khi lên cơn hen trẻ thường bị thở khò khè, thở thành tiếng, khó thở vì bị co thắt phế quản.

+ Thường xuyên cảm thấy lạnh ở ngực.

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở những trẻ bị cảm lạnh hay viêm phế quản. Tuy nhiên nếu dấu hiệu này kéo dài và tăng lên khi gặp những tác nhân gây hen như phấn hoa, lông động vật…thì rất có thể con bạn đang bị hen suyễn.

Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ như thế nào?

Bệnh hen suyễn không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên đây là một bệnh mãn tính không thể chữa khỏi được. Người bệnh thường phải sống chung với bệnh này suốt đời. Tuy nhiên nếu được chữa trị sớm bệnh có thể được kiểm soát hoặc giảm bớt những biến chứng.

Thông thường nguyên tắc để điều trị bệnh hen suyễn là cắt những cơn hen suyễn cấp và dự phòng những cơn hen. Những biện pháp dùng để điều trị thông thường là:

  • Sử dụng thuốc tây

Thuốc cắt cơn hen suyễn dạng xịt là loại thuốc được bác sĩ kê cho những trẻ có dấu hiệu bị hen suyễn. Thuốc này sẽ có tác dụng trong một vài giờ giúp trẻ nhanh chóng dứt cơn hen suyễn cấp. Loại thuốc cắt cơn hen cho trẻ phổ biến thường được dùng đó là Buto – Asm. Sau khi dùng thuốc bệnh nhân cần được theo dõi để có biện pháp điều trị thích hợp.

 Sử dụng thuốc xịt để cắt đứt cơn hen suyễn cấp

Sử dụng thuốc xịt để cắt đứt cơn hen suyễn cấp

  • Sử dụng thuốc dự phòng

Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số thuốc dự phòng để giảm triệu chứng co thắt suyễn và nâng cao chức năng phổi. Đó là những loại thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm… Khi sử dụng những loại thuốc Tây này cần tuân theo ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Những hiểu biết về bệnh hen suyễn ở trẻ em luôn cần thiết để cha mẹ bớt lo lắng hơn khi con bị bệnh. Cha mẹ hãy cố gắng đảm bảo rằng biết xử lý kịp thời khi con lên cơn hen suyễn. Và hãy cho con đi khám thường xuyên để bác sĩ có phác đồ điều trị thích hợp.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status