Bệnh giời leo có lây không là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này. Tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng gây khó chịu và đau đớn lâu dài. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng tránh căn bệnh này là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính bạn, và những người thân trong gia đình.
Nguyên nhân gây bệnh giời leo
Bệnh giời leo hay zona là một bệnh viêm dây thần kinh do virus nhóm Herpes gây ra – đây cũng chính là loại virus gây nên bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn còn tồn tại, cư trú trong dây thần kinh của cơ thể và tái hoạt động khi sức đề kháng của bạn bị yếu đi và gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể như mặt, cổ, lưng, đùi… Bệnh giời leo có thể mắc phải ở mọi độ tuổi, thường bùng phát vào mùa ẩm ướt như mùa xuân.
Bệnh giời leo có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể
Nguyên nhân gây ra bệnh giời leo là do virus nhóm Herpes gây ra, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng thường gặp nhất là ở vùng liên sườn, gần tai và đùi trong. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở bụng, cổ, vai, mặt, lưng, nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất là ở hố mắt. Đôi khi tâm lý người bệnh bị stress trong thời gian dài cũng dễ bị dẫn đến mắc phải căn bệnh này.
Tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách bệnh cũng để lại một số di chứng nhỏ như liệt cơ mặt tạm thời, mất vị giác đầu lưỡi, đau đầu trong thời gian dài sau khi hết bệnh có thể từ 6 tháng và cũng có thể kéo dài đến vài năm sau đó.
Bệnh giời leo có lây không?
Bệnh giời leo tuy không dễ dàng lây lan như một số bệnh truyền nhiễm khác, nhưng nó có thể lây khi vô tình tiếp xúc với dịch vỡ ra từ mụn mủ. Bệnh giời leo có thể lây truyền rất nhiều đối tượng, những đặc biệt là những người chưa từng bị thủy đậu hoặc những người chưa tiêm vaxin phòng tránh thủy đậu, zona.
Bệnh giời leo có lây không
Kể cả với những người đã từng bị thủy đậu, nhưng nếu tiếp xúc quá gần với người bị giời leo, mặc chung quần áo, dùng chung khăn của người bệnh cũng rất có khả năng cao có thể bị lại bệnh này. Virus giời leo có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh từ 6 tháng đến vài năm nên rất khó để kiểm soát bệnh.
Triệu chứng của bệnh giời leo
Bệnh giời leo gây ra những mảng phát ban bọng nước, liệt cơ mặt, giảm thính giác. Do khi bị bệnh virus tấn công vào những vùng như tai, lưỡi và mặt. Đôi khi những vùng bị virus làm tổn thương không thể hồi phục được và rất nguy hiểm nếu phụ nữ đang mang thai mắc phải căn bệnh này.
Ở giai đoạn đầu của bệnh một vết xước nhỏ, dài xuất hiện trên da gây ra ngứa, rát và người bệnh bắt đầu muốn gãi. Chính hành động này khiến cho bệnh tình nặng hơn. Sau từ 1 – 2 ngày xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên, những bọng nước nhỏ li ti bắt đầu nổi lên và khiến vùng cơ xung quanh, và cả người bệnh nhân bị đau ê ẩm.
Kích thước những bọng nước sẽ ngày một tăng lên và chuyển sang màu trắng đục. Kèm theo có thể là triệu chứng sốt nhẹ do cơ thể phản ứng với vết thương. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau ê ẩm khắp người đặc biệt là vùng vai, cổ và gáy…
Cách phòng tránh và điều trị bệnh giời leo hiệu quả
- Phòng bệnh
Bệnh giời leo có lây không? Không quan trọng bằng biện pháp phòng tránh của mỗi người. Rất may mắn hiện nay đã có thuốc phòng và điều trị bệnh giời leo hiệu quả. Nhất là đối với trẻ nhỏ bố mẹ cần cho trẻ tiêm vaxin đầy đủ để đảm bảo con không bị mắc phải căn bệnh này.
Tiêm vacxin là biện pháp phòng tránh bệnh giời leo hiệu quả nhất
Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh nhà ở, phòng ngủ, chăn, chiếu. Nhất là trong những ngày thời tiết mưa gió, ẩm ướt. Các loại côn trùng như kiến ba khoang thường di chuyển vào nhà trong mùa mưa gió. Trẻ chạm phải rất dễ gây tổn thương nghiêm trọng, do da trẻ vẫn còn khá mỏng nên việc điều trị sẽ khó khăn và lâu hơn.
- Điều trị
Có một số bài thuốc dân gian như sử dụng đậu xanh, lá nhọ nồi, mật ong, gạo nếp đắp lên vùng da bị tổn thương, giúp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng chỉ sau 3 – 5 ngày áp dụng. Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian này chỉ nên dùng với trường hợp nhẹ, nếu thấy có những biến chứng nặng hơn như sốt cao, nhiễm trùng tổn thương, mất vị giác, liệt dây thần kinh, thính giác bị giảm… cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị bệnh phải luôn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho người bệnh. Kiêng ăn những đồ ăn cay nóng, gây ngứa khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi mắc phải bệnh trước tiên cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, để có liệu trình điều trị đúng cách. Không nên tự ý bôi hay uống bất cứ loại thuốc gì để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.
>> Có thể bạn quan tâm: