https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi có sao không?

Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi có sao không?

Hiện tượng khụt khịt và chảy nước mũi rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém. Tuy nhiên nếu bé khụt khịt nhưng không có nước mũi thì mẹ cũng không cần lo lắng quá.

Các chuyên gia y tế cho rằng trẻ bị khụt khịt mũi thường là do chất nhầy ở khoang mũi xuất hiện khiến bé nghẹt mũi và gây khó thở, vì thế bé thường phát ra các tiếng khụt khịt mỗi khi thở. Tuỳ từng nguyên nhân mà các biểu hiện sẽ khác nhau, có bé bị khụt khịt kèm theo chảy nước mũi nhưng có bé lại không bị chảy dịch mũi. Việc nắm rõ nguyên nhân và các biểu hiện này sẽ giúp mẹ xử lý đúng đắn hơn.

Nguyên nhân bé khụt khịt nhưng không có nước mũi

Nguyên nhân khiến trẻ khụt khịt mà không chảy nước mũi có rất nhiều nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau đây dẫn tới. Bao gồm:

- Do bé bị cảm lạnh: đây được xem là lý do phổ biến nhất và thường nhất khiến bé khụt khịt. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh lập tức niêm mạc mũi xuất hiện dịch gây nghẹt mũi, bé khó thở nên tạo ra tiếng kêu, tuy nhiên thường sẽ không thấy nước mũi chảy ra.

 Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi có thể do dị ứng, cảm lạnh hay ngạt mũi sơ sinh.

Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi có thể do dị ứng, cảm lạnh hay ngạt mũi sơ sinh.

- Do trẻ bị dị ứng: như dị ứng với thời tiết (hay gặp vào thời điểm chuyển mùa), dị ứng phấn hoa, lông thú, hoá chất, thức ăn… cũng khiến con có biểu hiện khụt khịt. Ngoài ra bé còn kèm theo triệu chứng bị đỏ mắt, thấy ngứa mắt và hắt hơi liên tục.

- Do thời tiết lạnh: các mẹ nên biết sức khoẻ của trẻ còn khá yếu, hệ miễn dịch non kém nên sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất khi thời tiết lạnh. Chỉ cần mẹ không chú ý giữ ấm cơ thể cho con sẽ dễ dàng bị nhiễm lạnh, hoặc vi khuẩn và virut dễ dàng tấn công gây bệnh.

- Do có dị vật ở trong mũi: nếu trong mũi bé có dị vật nào đó có thể do bé nhét vào, nếu mẹ không để ý kỹ, dị vật bám ở mũi sẽ gây khụt khịt viêm nhiễm.

- Do ngạt mũi sơ sinh: bé khụt khịt nhưng không có nước mũi thường là nước nhầy bào thai vẫn chưa được hút hết khỏi đường hô hấp của trẻ nên mới có hiện tượng đó.

Bài viết liên quan: Lưu ý khi trẻ bị chảy nước mũi trong

Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi có làm sao không?

Đối với trẻ sơ sinh mà mới sinh vài tuần tuổi, nếu bị khụt khịt và khò khè nhưng không có dấu hiệu sổ mũi và chảy nước mũi mẹ có thể an tâm bởi đó là tình trạng khụt khịt mũi sinh lý và bệnh sẽ tự khỏi nếu chăm sóc tốt.

 Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi kéo dài có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi kéo dài có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Tuy nhiên nếu mẹ không chăm sóc bé cho tốt, tình trạng viêm nhiễm sẽ kéo dài, lan rộng, dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm nhiễm đường hô hấp dưới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự phát triển của bé.

Bé khụt khịt nhưng không có nước mũi mẹ nên làm gì?

- Mẹ vệ sinh sạch sẽ khoang mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Mỗi ngày mẹ nên vệ sinh từ 2-3 lần cho sạch và loại bỏ chất nhày ra ngoài. Tốt hơn thì mẹ có thể dùng nước muối biển để làm sạch sâu hơn.

- Sử dụng tinh dầu tràm để xoa vào quần áo bên ngoài hay chăn màn của bé cho dễ chịu. Hoặc nếu bé lớn hơn có thể dùng tinh dầu này để xoa vào gan bàn chân, lưng, phía sau tai  và ngực giúp  giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào mùa lạnh.

- Tắm nước ấm cho bé, cho thêm vài giọt tinh dầu tràm vào cùng chậu nước ấm để cho bé tắm. Cách này sẽ giúp kích thích lưu thông máu, đồng thời làm loãng và tiêu tan dịch đờm trong mũi, khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn, dễ thở hơn.

- Khi bé bị khụt khịt mũi mà không chảy ra nước mũi thì mẹ nhớ không nên lạm dụng việc hút mũi bằng mồm hoặc dụng cụ hút mũi. Việc hút mũi chỉ nên thực hiện khi bé chảy nhiều nước mũi ra ngoài, bé không thở được bằng mũi mà thôi. Nếu hút mũi sớm sẽ gây áp lực lên sụn mũi cũng như tổn thương cánh mũi của con, không tốt cho bé.

 Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé với dung dịch nước muối sinh lý.

Vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé với dung dịch nước muối sinh lý.

Tìm hiểu: Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không?

- Khi bé khụt khịt nhưng không có nước mũi, các mẹ cũng không tuỳ tiện dùng bất cứ loại thuốc nào cho bé uống. Việc cho bé dùng thuốc kháng sinh chỉ được thực hiện khi bác sỹ chuyên khoa kê đơn. Nếu tự ý dùng sẽ rất nguy hiểm cho bé cũng như làm gia tăng tình trạng bị kháng kháng sinh.

- Bên cạnh đó mẹ nhớ cho bé bú sữa mẹ nhiều để bổ sung kháng thể tự nhiên giúp bé tăng sức đề kháng và mau chóng khỏi bệnh.

- Đảm bảo môi trường sống của bé sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng đã dạng đủ dưỡng chất…

Ngoài ra nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên cho con tới bệnh viện để kiểm tra.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status