https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bé bị tay chân miệng phải làm sao để hạn chế biến chứng của bệnh

Bé bị tay chân miệng phải làm sao để hạn chế biến chứng của bệnh

Bệnh chân tay miệng là bệnh do nhiễm một loại vi rút gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm, và tăng cao vàng khoảng thời gian giao mùa và những tháng cuối năm. Chủ yếu bệnh này thường gặp phải ở trẻ nhỏ và các mẹ thường không biết bé bị tay chân miệng phải làm sao để chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Tổng quan về bệnh tay chân miệng

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm từ người sang người do vi rút Coxsackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường mắc phải ở những đối tượng ở trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi do hệ miễn dịch còn non nớt. Thời gian ủ bệnh thường từ 5 – 7 ngày sau đó là thời kỳ phát bệnh, xuất hiện những chấm đỏ dưới da, mụn nước như vết bỏng có hình bầu dục. 

Vị trí mọc mụn của bệnh tay chân miệng thường ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, trong miệng, lưỡi, đôi khi là ở cả đầu gối và mông, bộ phận sinh dục của trẻ. Tuy nhiên, bệnh được chia thành nhiều cấp độ từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. 

 Bé bị tay chân miệng phải làm sao

Bé bị tay chân miệng phải làm sao

Ở cấp độ 1 đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh và hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú. Biểu hiện ở giai đoạn này là loét miệng hoặc sang thương da.  Ở mức độ này, bé được chỉ định điều trị bằng thuốc giảm đau, hạ sốt kèm theo nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh có những tiến chuyển rất nhanh. Nên khi trẻ mắc bệnh cần được theo dõi sát sao để có phương án điều trị kịp thời.

Ở những cấp độ cao hơn của bệnh tay chân miệng trẻ có thể bị hôn mê, sốt cao, mất ý thức, ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, ngừng thở khi ngủ… Với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh bị khi bé bị tay chân miệng phải làm sao để cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

Tham khảo: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Bé bị tay chân miệng phải làm sao?

  • Theo dõi tình trạng bệnh

Như đã biết, bệnh tay chân miệng do nhiễm siêu vi khuẩn đường ruột enterovirus - một loại vi khuẩn lây bệnh qua đường tiêu hóa và đường ruột. Sau khi vào ruột chúng sẽ xâm nhập vào bạch huyết đi vào máu và xâm nhập vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương.

 Khi trẻ bị tay chân miệng cần theo dõi sát sao 

Khi trẻ bị tay chân miệng cần theo dõi sát sao 

Hậu quả của việc lây nhiễm này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trên hệ thần kinh, hô hấp và tuần hoàn như tổn thương não, viêm màng não, viêm não, yếu liệt chi… Chính vì vậy, bố mẹ cần theo dõi các triệu chứng nhằm phát hiện và giảm nhanh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho con. 

Khi xuất hiện những triệu chứng như nôn ói, sốt cao >39 độ C trong 38 tiếng, trẻ giật mình khi ngủ, bỏ ăn, bỏ bú với trẻ còn đang bú mẹ, ngủ không sâu giấc, giật mình, rung chi,  rối loạn nhịp thở cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.

  • Thăm khám

Đối với những trẻ bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 chỉ cần điều trị tại nhà cần thường xuyên thăm khám trước và sau khi có những biến chuyển của bệnh. Không chỉ giúp ngăn chặn mà còn giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. 

Tránh trường hợp bố mẹ tự chuẩn đoán bệnh tại nhà và có hướng điều trị không chính xác. Dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

  • Giữ vệ sinh

Đối với bệnh tay chân miệng việc giữ vệ sinh cho bé cũng như môi trường sinh hoạt là điều vô cùng quan trọng. Cần vệ sinh khử trùng khu vực bé vui chơi sạch sẽ, sát khuẩn đồ chơi bằng dung dịch cồn 90 độ để đảm bảo khi trẻ vui chơi.

 Rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh cho trẻ

Rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh cho trẻ

Giữ cho không gian phòng ngủ, nơi vui chơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời để giệt một số loại vi khuẩn, vi rút khi có tác động của ánh mặt trời. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ và bôi dung dịch cồn đỏ sát khuẩn vùng da bị nổi mẩn đỏ, mụn nước.

Khi có những tổn thương khi bị vỡ bọng nước cần giữ tổn thương khô ráo, chấm thuốc sát khuẩn như xanh methylen, thuốc tím để sát khuẩn hiệu quả.

  • Bổ sung dinh dưỡng

Ở bệnh tay chân miệng được chia thành 4 mức độ và việc bổ sung dinh dưỡng cũng được chia ra từng cấp độ bệnh để hạn chế đau, ngứa ở những vết loét.

 Bổ sung dưỡng chất giúp tăng sức để kháng ở trẻ

Bổ sung dưỡng chất giúp tăng sức để kháng ở trẻ

Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin A, vitamin C, BB rất có giá trị trống bội nhiễm và lành bệnh nhanh hơn. Cho trẻ ăn thức ăn nấu chín mềm như cháo, sữa, sinh tố, nước hoa quả, sữa chua… để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong thời kỳ này.

Không nên ép trẻ ăn vì trẻ có thể bị đau miệng, thay vào đó bạn cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.

  • Cách ly

Cách ly trẻ là cách để giúp trẻ không bị bội nhiễm nếu gặp phải những bé khác có tình trạng bệnh nặng hơn hoặc ngược lại trẻ vô tình lây bệnh cho những bé khác đang khỏe mạnh. Đây cũng là cách giúp bé mau chóng khỏi bệnh hơn vì bé sẽ có được giữ vệ sinh tốt hơn.

Tìm hiểu thêm:

>>> Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

>>> Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46